14 lý do nghỉ việc hợp lý khiến sếp không thể từ chối

7 lý do chẳng cần sếp đồng ý cũng được nghỉ việc luôn và ngay

Khi công việc không còn đáp ứng được những nhu cầu mà người lao động mong muốn, nhiều người đã tính đến chuyện nghỉ việc. Đa số mọi người vẫn cho rằng nghỉ việc phải được người sử dụng lao đồng đồng ý thì mới được nghỉ. Tuy nhiên suy nghĩ này là không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

Hiện nay, người lao động nghỉ việc thường chỉ cần báo trước cho công ty trong khoảng thời gian nhất định. Thậm chí, nếu có 01 trong 07 lý do sau đây, người lao động có thể nghỉ việc ngay tức khắc mà không cần phải được sếp thông qua, đó là:

1 – Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.

2 – Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.

3 – Bị sếp ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.

4 – Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

5 – Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi;

6 – Đủ tuổi nghỉ hưu.

7 – Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Đây là các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước được ghi nhận tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019. Với các lý do này, chẳng cần công ty đồng ý, người lao động vẫn được nghỉ việc và nhận đủ các quyền lợi về lương, trợ cấp và các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm.

7 lý do nghỉ việc hợp lý dễ dàng thuyết phục sếp

Ngoài các lý do nói trên, có vô vàn lý do để người lao động đi đến quyết định nghỉ việc như: lương thấp, áp lực công việc cao, sếp khó tính, không hợp đồng nghiệp,… Tuy nhiên để ra đi một cách ôn hòa và giữ được tình cảm với sếp và đồng nghiệp cũ, bạn nên tìm chọn các lý do hợp lý và thuyết phục.

LuatVietnam đưa ra một số gợi ý để bạn có thể tham khảo như sau:

1 – Do hoàn cảnh gia đình

Các lý do như cha mẹ ở quê già yếu, con cái hay vợ hoặc chồng bị bệnh cần chăm sóc nhiều ngày,… khiến người lao động không thể an tâm làm việc, công tác, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công việc, không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bạn có thể dẫn ra một trong các lý do này để trình này với sếp, chắc hẳn sẽ không khó để có được cái gật đầu và thông cảm đến từ cấp trên.

Rất hay:  Cách tắt camera trên laptop: Bảo vệ thông tin cá nhân của bạn

Ví dụ, bạn có thể viết như sau:

“Trong suốt khoảng thời gian làm việc cho công ty, tôi rất cảm kích Quý Công ty vì đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời có thể phát triển kỹ năng nghề nghiệp và có cơ hội thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên, vì gia đình neo người, mà bố mẹ tôi ở quê hiện đang lớn tuổi lại đau ốm liên tục nên cần người thường xuyên bên cạnh chăm sóc. Dù đã cố gắng nhưng tôi không thể thu xếp ổn thỏa được giữa công việc đang làm ở công ty với việc chăm sóc người thân ở quê. Vì vậy, tôi muốn xin thôi việc để trở về quê chăm sóc các cụ, hoàn thành trách nhiệm của người con. Kính mong Quý Công ty chấp thuận đơn xin nghỉ việc của tôi và tạo điều kiện thuận lợi để tôi được bàn giao công việc.”

2 – Lý do cá nhân mà không muốn ảnh hưởng tới công việc chung

Bạn cũng có thể dẫn ra các lý do cá nhân khiến mình không thể làm việc ở công ty như sức khỏe yếu không thể đáp ứng công việc, mắc bệnh cần điều trị dài ngày, chuyển hướng tự kinh doanh,…

Bạn có thể trình bày như sau:

“Vừa rồi đi kiếm tra sức khỏe tôi được chuẩn đoán là mắc bệnh……….. và được yêu cầu điều trị ngay trong thời gian tới. Việc điều trị sẽ làm gián đoạn các công việc mà tôi sẽ đảm nhiệm trong thời gian tới. Vì vậy, để an tâm điều trị và phục hồi sức khỏe, đồng thời để ảnh hưởng đến công việc của công ty, tôi đã viết đơn xin nghỉ việc. Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện cho tôi được nghỉ để tiến hành điều trị. Tôi xin cam kết sẽ bàn giao công việc đầy đủ cho người được phân công nhận bàn giao trước khi tôi nghỉ việc. Một lần nữa tôi xin cảm ơn công ty đã luôn tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt công việc trong thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

3 – Do kế hoạch sinh con trong thời gian tới

Nghỉ việc vì lý do sinh nở là lý do thường gặp đối với lao động nữ khi mang thai và sinh con. Người phụ nữ mang thai rất cần chú ý đến sức khỏe để đảm bảo cả mẹ và bé đều bình an và khỏe mạnh khi sinh. Do đó, những công việc nặng nhọc hay áp lực cao đều rất ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và bé.

Vì vậy, nhiều người đã xin nghỉ trong thời gian dài vì lý do này để không làm ảnh hưởng đến công việc chung. Cấp trên cũng dễ dàng thông cảm và chấp thuận với lý do nghỉ việc này mà thôi.

Rất hay:  Tất Tần Tật Về Hàm IF Trong Excel Từ Cơ Bản đến Nâng Cao

Trong đơn xin nghỉ việc, bạn có nêu như sau:

Lấy lý do thai sản để xin nghỉ việc (Ảnh minh họa)

4 – Nghỉ do chuyển chỗ ở mới quá xa công ty

Việc nhân viên phải chuyển chỗ ở mới quá xa công ty khiến cho việc đi lại mất quá nhiều thời gian, không đảm bảo sức khoẻ hay không thể tuân thủ đúng thời gian làm việc theo quy định của công ty… cũng là một trong các lý do để người lao động nghỉ việc và tìm kiếm công việc mới.

Bạn có thể tham khảo gợi ý sau để viết đơn xin nghỉ việc sao cho thật thuyết phục sếp:

“Theo kế hoạch của gia đình, trong thời gian sắp tới gia đình tôi sẽ chuyển đến ngoại thành Hà Nội để sinh sống. Theo đó, khoảng cách từ nơi tôi ở đến công ty là khá xa, khiến tôi khó có thể đảm bảo về mặt thời gian và sức khỏe để làm việc. Thời gian qua, được làm việc tại công ty, tôi cảm thấy vô cùng tuyệt vời, công việc này đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Dù không muốn nhưng tôi cũng không thể tiếp tục công tác tại công ty được nữa. Rất mong Ban giám đốc công ty thông cảm và chấp thuận cho đơn xin thôi việc của tôi. Tôi kính chúc Quý Công ty ngày càng phát triển hơn nữa.”

5 – Thay đổi môi trường làm việc

Những người trẻ thì luôn mong muốn khám phá, tìm hiểu những thứ mới lạ và tích lũy cho bản thân nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi viết đơn xin nghỉ, bạn cần lựa chọn từ ngữ cho phù hợp để dễ dàng được chấp nhận cũng như giữ được mối quan hệ tốt đẹp với công ty cũ.

Bạn có thể tham khảo cách viết sau:

“Tôi rất lấy làm vinh dự khi được làm việc tại công ty trong suốt thời gian qua. Trong quá trình làm việc, dưới sự dẫn dắt của cấp trên và đồng nghiệp, tôi đã học hỏi được rất nhiều thứ cho mình, đồng thời quen biết được những người đồng nghiệp thân thiện và tận tình. Tuy vậy, tôi rất lấy làm tiếc vì sắp tới sẽ không còn được làm việc tại công ty nữa. Tôi dự định sẽ chuyển sang làm một công việc khác để có thể học hỏi thêm kinh nghiệm và tìm cơ hội phát triển mới. Kính mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận đơn xin nghỉ việc này của tôi. Tôi xin chúc công ty sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa và phát triển ngày càng vững mạnh. Trân trọng cảm ơn!”

6 – Có cơ hội việc làm tốt hơn

Có cơ hội việc làm tốt hơn để phát triển được nghề nghiệp và hoàn thiện kỹ năng chuyên môn của bản thân luôn là lý do nghỉ việc chính đáng và được những người sếp có tâm ủng hộ. Bạn chỉ cần viết đơn xin nghỉ một cách thật chân thành với thái độ đúng mực thì sẽ dễ dàng có được cái gật đầu của sếp mà thôi.

Rất hay:  Cách chuyển tiền từ sim Viettel sang sim Mobifone 2023

Ví dụ, có thể viết như sau:

“Trong thời gian sắp tới, tôi quyết định nhận vị trí ……………tại công ty ………………….. để tìm có cơ hội phát triển mới, phù hợp với chuyên môn và khả năng làm việc của tôi. Vì vậy, tôi kinh mong Ban giám đốc xem xét và chấp thuận cho đơn xin nghỉ việc của tôi. Tôi rất vinh dự khi được là một phần của công ty trong thời gian …. năm… tháng, và vui mừng vì mình đã góp một phần nhỏ cho sự phát triển của công ty trong thời gian qua. Dù không muốn nhưng tôi cũng phải nói lời tạm biệt với công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn công ty đã luôn tin tưởng tôi trong suốt thời gian qua và chúc cho công ty sẽ gặt hái thêm được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.”

7 – Đi học nâng cao trình độ

Đi học nâng cao trình độ chuyên môn được cho là lý do nghỉ việc chính đáng, rất dễ thuyết phục sếp. Bạn có thể tham khảo gợi ý viết sau:

Có thể lấy lý do nghỉ việc để đi học nhằm thuyết phục sếp (Ảnh minh họa)

Kinh nghiệm về chọn thời điểm xin nghỉ việc thích hợp

Sau khoảng thời gian gắn bó với một công ty nào đó, người lao động có ý định nhảy việc là điều rất bình thường. Tuy nhiên thì chọn thời điểm nào để nhảy việc thì bạn cũng cần tinh tế trong việc cân nhắc và đưa ra quyết định.

Bạn nên tìm được công việc mới hoặc ít nhất là định hướng xem mình muốn làm vị trí nào sau khi nghỉ việc tại công ty cũ.

Để không bỏ lỡ các khoản thưởng của công ty trong suốt thời gian mình đã cống hiến, bạn nên chọn nghỉ sau tết hoặc sau các đợt nghỉ lễ. Nếu không quá quan trọng các khoản này, bạn có thể xin nghỉ bất cứ khi nào cảm thấy không phù hợp với công việc hiện tại.

Lưu ý, bạn không nên xin nghỉ vào thời điểm mà công ty đang gặp khó khăn hay thiếu nhân sự trầm trọng… mà có thể đợi một thời gian để công ty tìm được người phù hợp thay thế. Một điều quan trọng khác là hãy luôn giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ vì biết đâu ngày nào đó họ có thể giới thiệu cho bạn những công việc tốt hay giúp đỡ bạn trong những vấn đề khác.

Trên đây là những gợi ý về những lý do nghỉ việc mà người lao động có thể tham khảo. Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến nghỉ việc sẽ được LuatVietnam giải đáp qua tổng đài 1900.6192.

>> Top mẫu Đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất