3. Bị bỏng nên bôi gì cho bớt rát? Bôi thuốc mỡ kháng sinh
Khi những nốt phồng rộp từ vết bỏng bị hở hoặc vỡ, bạn có thể dùng các loại kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm đau rát và giúp da mau lành hơn. Một số loại thuốc như Bacitracin hay Neosporin thường sử dụng để bôi lên vùng da bị ảnh hưởng, sau đó dùng băng gạc vô trùng để che lại.
4. Bị bỏng bôi gì? Bôi gel nha đam
Bị bỏng bôi gì? Nhiều nghiên cứu cho thấy nha đam có công dụng hữu hiệu trong việc chữa các vết bỏng độ 1 hoặc độ 2. Nha đam có đặc tính kháng khuẩn, thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bạn có thể bôi một lớp gel nha đam trực tiếp lên chỗ da bị tổn thương.
5. Cách chữa bỏng bằng mật ong
Bị bỏng nên làm gì? Bạn còn có thể sử dụng mật ong để làm dịu vùng da bị bỏng. Mật ong là một chất chống viêm, kháng viêm và kháng nấm tự nhiên rất hữu hiệu. Để áp dụng, bạn có thể thoa mật ong lên miếng gạc, sau đó đặt lên vị trí bị bỏng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này cũng sẽ giúp giảm bớt phần nào cơn đau khó chịu.
>>> Tìm hiểu: Cách sơ cứu khi bị bỏng mà bạn nên biết
6. Bị bỏng nên làm gì? Hãy tránh ánh nắng mặt trời
Tốt nhất là bạn nên tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp khi đang bị bỏng dù nặng hay nhẹ. Nguyên nhân là bởi vùng da bị bỏng sẽ trở nên rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và khói bụi bên ngoài. Ngay cả khi da khỏe mạnh thì bạn cũng nên che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài.
7. Tránh chạm chỗ da phồng rộp
Bị bỏng thì làm gì? Mặc dù sẽ có cảm giác khá khó chịu nhưng bạn vẫn không nên tác động đến chỗ da bị phồng rộp vì bất kỳ lý do gì. Tự ý chọc vào chỗ da bị phồng rộp cho vỡ ra có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng cho da. Trường hợp thấy chỗ da bị phồng rộp thực sự gây khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
8. Cách trị phỏng: Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu bạn cảm thấy đau đớn khó chịu, hãy sử dụng các thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen (Motrin, Advil) hay naproxen (Aleve). Lưu ý, bạn nên đọc kỹ nhãn thuốc để xác định liều dùng phù hợp.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thuốc trị bỏng và các phương pháp trị bỏng hiệu quả khác
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Điều quan trọng là bạn cần xác định vết bỏng khi nào có thể điều trị tại nhà và khi nào cần phải đến bác sĩ. Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu:
- Bị sốt
- Chỗ vết thương đau nhức và có mùi
- Chỗ bỏng ở các vị trí trên mặt, tay, mông và háng
- Bạn chưa tiêm vắc xin ngừa uốn ván trước đó
- Chỗ bỏng lan ra diện rộng với đường kính vết bỏng lớn hơn 7,5cm.
Khi có cảm giác mình bị bỏng độ 3, bạn cũng không nên tự điều trị tại nhà. Cách trị bỏng tại nhà có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng hay mất máu.