CÁCH XƯNG HÔ NGOÀI GIA TỘC CỦA NGƯỜI XƯA
1. TRONG HOÀNG THẤT – Cha vua (người cha chưa từng làm vua) : Quốc lão – Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con) : Thái thượng hoàng – Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua) : Quốc mẫu – Mẹ vua (chồng đã từng làm vua) : Thái hậu – Anh trai vua : Hoàng huynh – Chị gái vua : Hoàng tỉ – Vua : Hoàng thượng – Vua của đế quốc (thống trị các nước chư hầu) : Hoàng đế – Em trai vua : Hoàng đệ – Em gái vua : Hoàng muội – Bác vua : Hoàng bá – Chú vua : Hoàng thúc – Vợ vua : Hoàng hậu/Hoàng hậu nương nương – Cậu vua : Quốc cữu – Cha vợ vua : Quốc trượng – Con trai vua : Hoàng tử – Con trai vua (người được chỉ định sẽ lên ngôi) : Đông cung thái tử/Thái tử – Vợ hoàng tử : Hoàng túc – Vợ Đông cung thái tử : Hoàng phi – Con gái vua : Công chúa – Con rể vua : Phò mã – Con trai trưởng vua chư hầu : Thế tử – Con gái vua chư hầu : Quận chúa – Chồng quận chúa : Quận mã
– Vua tự xưng : + quả nhân: dùng cho tước nào cũng được. + trẫm: chỉ cho Hoàng đế/Vương. + cô gia: chỉ dùng cho Vương trở xuống. – Vua gọi các quần thần : chư khanh, chúng khanh – Vua gọi cận thần (được sủng ái) : ái khanh – Vua gọi vợ (được sủng ái) : ái phi – Vua gọi vua chư hầu : hiền hầu – Vua, hoàng hậu gọi con (khi còn nhỏ) : hoàng nhi – Các con tự xưng với vua cha: nhi thần – Các con gọi vua cha: phụ hoàng – Các con vua gọi mẹ: mẫu hậu – Các quan tâu vua : bệ hạ, thánh thượng – Các thê thiếp (bao gồm cả vợ) khi nói chuyện với vua xưng là : thần thiếp – Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là : ai gia – Các quan tự xưng khi nói chuyện với vua : hạ thần – Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan to hơn (hơn phẩm hàm) : hạ quan – Các quan tự xưng với dân thường: bản quan – Dân thường gọi quan: đại nhân – Dân thường khi nói chuyện với quan xưng là : thảo dân – Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư, v.v… : nha dịch/nha lại/sai nha – Con trai nhà quyền quý thì gọi là : công tử – Con gái nhà quyền quý thì gọi là : tiểu thư – Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi ông chủ là : lão gia – Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi bà chủ là : phu nhân – Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi con trai chủ là : thiếu gia – Đầy tớ trong các gia đình quyền quý tự xưng là (khi nói chuyện với bề trên): tiểu nhân – Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến : tiểu đồng – Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là : nô tài – Cung nữ chuyên phục dịch xưng là : nô tì – Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước, thành tên gọi. Ví dụ : Quách công công, Lý tổng quản, Lưu hoàng thúc… 2. THẦY TRÒ – HỌC HÀNH Thầy dạy học (tiếng xưng hô tỏ ý tôn kính hoặc thân mật): lão sư 老師. Người nữ sư phụ trách dạy dỗ con nhà quý tộc (ngày xưa): phó mẫu 傅母. Người đàn bà nuôi dạy con cái thay cho người khác: phó mẫu 傅母, bảo mỗ 保姆. Em cùng tổ: đường đệ 堂弟. Môn đồ, học trò: đệ tử 弟子, đồ đệ 徒弟. môn sanh 門生, học sanh 學生. Con em nhà dòng dõi học hành đỗ đạt: thư hương môn đệ 書香門第. Học giả hoặc quan viên tự xưng (khiêm từ): học sinh 學生. Tiếng gọi sư phụ của người khác: lệnh sư 令師. Tiếng gọi anh hoặc sư huynh của sư phụ: sư bá 師伯. Tiếng gọi em trai hoặc sư đệ của sư phụ: sư thúc 師叔. Tiếng gọi học trò giỏi: cao đệ 高弟, 高徒 cao đồ. Tiếng mĩ xưng để gọi con em, đồ đệ người khác: cao túc 高足 hay thượng túc 上足. Tiếng học trò kính xưng với thầy: ân sư 恩師. Học trò xưng thầy đã chết: tiên sư 先師. Người đầu tiên sáng lập ra một nghề, coi như ông tổ của nghề đó gọi là: tiên sư 先師. Bậc thầy nổi tiếng: danh sư 名師. Bậc thầy tài đức: lương sư 良師. Ông thầy học: tiên sinh 先生.Anh (học cùng thầy): sư huynh 師兄. Chị (học cùng thầy): sư tỷ 師妣. Em trai (học cùng thầy): sư đệ 師弟. Em gái (học cùng thầy): sư muội 師妹.
3. NAM NỮ Đàn ông nói chung: sĩ phu 士夫, trượng phu 丈夫. Người đàn ông trẻ tuổi: sĩ phu 士夫 . Người đàn ông thông dâm với người khác: gian phu 奸夫, còn viết là 姦夫. Đàn bà, con gái: nhi nữ 兒女. Đàn bà góa: cô sương 孤孀. Con côi và đàn bà góa: cô quả 孤寡. Người đàn bà có chồng đánh trận nơi xa: chinh phụ 征婦. Người đàn bà nuôi trẻ: nhũ mỗ 乳姆. Nữ chủ nhân: chủ phụ 主婦. Tiếng tôn xưng phụ nữ đã có chồng: phu nhân 夫人. Tiếng gọi chung đàn bà con gái: cô 姑. Tục gọi con gái chưa chồng là: cô 姑. Tiếng tự xưng hoặc xưng gọi người nữ khác: cô 姑. Tiếng gọi tôn trọng dành cho phụ nữ: thái cô 太家. Tiếng gọi người nữ: cô nương 姑娘. Cô nương nhà (tiếng xưng gọi người khác): cô nương gia 姑娘家. Tiếng tôn xưng phụ nữ: đại gia 大家. Từ tôn xưng phụ nữ đã có chồng và ngang tuổi với mẹ: đại thẩm 大嬸. Tiếng xưng hô đối với phụ nữ ngang hàng hoặc có tuổi gần bằng tuổi cha mình: chư mẫu 諸母. 4. TRẺ EM Trẻ em: nhi đồng 兒童. Trẻ con nhỏ dại: cúc tử 鞠子. Bé trai, bé gái: anh nhi 嬰兒. Trẻ sơ sinh: anh nhi 嬰兒. Trẻ con: hài tử 孩子, nhi tử 兒子, hài nhi 孩兒. Trẻ mất cha mẹ, không ai che chở: cô lộ 孤露. Trẻ mồ côi (mất cha hoặc mất cả cha và mẹ): cô nhi 孤兒. Đứa bé: tiểu hài nhi 小孩兒. Bé gái: nữ hài nhi 女孩兒. Bé trai: nam hài nhi 男孩兒. Lũ trẻ, bọn trẻ (tiếng bậc tôn trưởng xưng hô với hậu bối): nhi tào 兒曹. Chú bé nhà (tiếng xưng gọi người khác): tiểu hài tử gia 小孩子家.5. THEO TUỔI TÁC – CẤP BẬC Tiếng tôn xưng người đàn ông lớn tuổi: lão trượng 老丈 (cụ già), lão tẩu 老叟 (cụ già), trượng nhân 丈人 (ông già). Ông cụ: lão công công 老公公. Ông nọ (phiếm chỉ – tiếng gọi đàn ông lớn tuổi): mỗ ông 某翁. Bậc trên mình mà có tuổi gọi là: trưởng lão 長老. Người già không con cháu để nương tựa: cô lão 孤老. Anh (tiếng gọi đàn ông lớn tuổi hơn mình): huynh 兄. Anh (tiếng gọi thân mật): hiền huynh 賢兄. Anh (tiếng tôn xưng người nam cùng lứa): ca 哥. Anh kết nghĩa, anh nuôi: nghĩa huynh 義兄. Tiếng xưng hô của người nhiều tuổi (trưởng bối 長輩) đối với người ít tuổi (vãn bối 晚輩): hài nhi 孩兒. Em (tiếng gọi thân mật): hiền đệ 賢弟. Em (khiêm từ, người nữ tự xưng với những người ngang hàng): muội 妹. Con trai, đàn ông trong thân thích, cùng lứa mà nhỏ tuổi hơn mình gọi là: đệ 弟. Tiếng tôn xưng người đàn ông đứng tuổi hoặc hơn tuổi cha mình: lão bá 老伯. Tiếng gọi người nhỏ tuổi: tiểu tử 小子. Phiếm chỉ người tuổi nhỏ: đệ tử 弟子. Bậc trưởng bối gọi người sinh sau là: nhi 兒. Từ chỉ người vị thành niên: hài tử 孩子 Tiếng tôn xưng người trên: các hạ 閣下. Bậc dưới đối với bậc trên hoặc những người ngang vai kính xưng với nhau là: túc hạ 足下.
6. BẠN BÈ Bạn cũ: cựu hữu 舊友, còn gọi là cựu giao 舊交. Bạn bè cũ: cố cựu 故舊, còn gọi là cố giao 故交, cố tri 故知. Bạn bè cùng chí hướng: chấp hữu 執友. Bạn bè kết làm anh em: khế huynh đệ 契兄弟. Tiếng tôn xưng để gọi anh em bạn: nhân huynh 仁兄. Anh (tiếng kính xưng giữa các bạn hữu): huynh 兄. Anh bạn nhân đức (tiếng kính xưng giữa các bạn hữu): nhân huynh 仁兄. Anh (tiếng bạn bè tôn xưng với nhau): các hạ 閣下, huynh đài 兄臺. Anh/bạn: các hạ 閣下, Kẻ đàn em này (tiếng tự xưng khiêm tốn với bạn bè): ngu đệ 愚弟. Em (tiếng dùng để gọi bạn bè nhỏ tuổi hơn mình): hiền đệ 賢弟. Tiếng để gọi cha của bạn bè hoặc bạn đồng học: bá phụ 伯父. Chị (tiếng kính xưng đối với vợ của bạn hoặc đối với phụ nữ nói chung): tẩu 嫂. Nhà chị (để gọi vợ bạn): tẩu phu nhân 嫂夫人.7. THEO TÔN GIÁO Một đoàn thể đệ tử Phật gọi là: tăng-già 僧伽 (theo luật định bốn vị sư trở lên mới gọi là Tăng già). Bậc tu hành theo Phật giáo có đạo hạnh lớn: cao tăng 高僧. Nhà sư: nạp 衲. Tiếng nhà sư già tự xưng: lão nạp 老衲. Tiếng nhà sư nam tự xưng (khiêm từ): bần tăng 貧僧. Tiếng đạo sĩ hoặc nhà sư nam tự xưng (khiêm từ): bần đạo 貧道. Tiếng nữ đạo sĩ tự xưng: bần đạo 貧道. Tiếng ni cô tự xưng (khiêm từ): bần ni 貧尼. Phụ nữ xuất gia tu hành: ni cô 尼姑, đạo cô 道姑. Tiếng tôn xưng nhà tu hành, đạo sĩ: pháp sư 法師, thiền sư 禪師. Tiếng tôn xưng hòa thượng, cao tăng: đại sư 大師. Tiếng tôn xưng đạo sĩ: chân nhân 真人. Tiếng hòa thượng, đạo sĩ tự xưng: đệ tử 弟子.8. NHỮNG TỪ KHÁC Bà con bên ngoại: nhân thân 姻親. Bà con bên nội (cùng một họ): nội thân 內親. Bậc học giả, nhà nghệ thuật có tài lớn: đại sư 大師. Cha mẹ anh em vợ chồng nói chung: lục thân 六親. Chàng tuổi trẻ (mỹ xưng dành cho người nam): thiếu niên lang 少年郎. Con em nhà lương thiện: lương gia tử đệ 良家子弟. Con trai vua chư hầu, nối ngôi cha: thế tử 世子. Cô phụ dâu: bạn nương 伴娘, còn gọi là nữ tân tướng 女儐相. Đầy tớ gọi chủ nhân là: đại gia 大家. Đầy tớ: tư dưỡng 廝養. Ngày xưa nô bộc gọi chủ là: gia trưởng 家長. Ngày xưa, thiên tử đối với vua chư hầu cùng họ gọi là: bá phụ 伯父. Người có học thức: sĩ phu 士夫 . Người có học, học giả: nho sanh 儒生. Người đứng đầu trong nhà: gia trưởng 家長. Người lớn trẻ nhỏ trong nhà (từ gọi chung): nhất gia lão tiểu 一家老小. Người mang ơn xưng với người làm ơn: ân nhi 恩兒. Người phụ rễ: 伴郎 bạn lang, còn gọi là nam tân tướng 男儐相. Người thân cận trong nhà, thường chỉ người cùng dòng họ: nội nhân 內人. Người theo hầu hoặc thị giả gọi là: chấp dịch 執役. Thiếp của thiên tử: phu nhân 夫人. Thiếu nữ nhỏ tuổi: diệu linh nữ lang 妙齡女郎. Tiếng gọi cha của người đang trò chuyện với mình: lệnh tôn 令尊. Tiếng gọi con nhà quý tộc: công tử 公子. Tiếng gọi người khác với ý kính trọng (xã giao): tiên sinh 先生. Tiếng gọi người tài giỏi về một bộ môn: thi bá 詩伯 (nhà thơ lớn), họa bá 畫伯 (họa sĩ đại tài). Tiếng gọi người thân gần: cận thân 近親. Tiếng kính xưng của nô bộc đối với bà chủ: nương 娘. Tiếng tôn xưng thế gia tử đệ trong văn chương cổ (tiểu thuyết, hí khúc): công tử 公子. Tiếng tôn xưng đàn bà hoặc người đã có chồng: đại nương 大娘 (bà), di nương 姨娘 (dì). Tiếng tôn xưng hoàng hậu, quý phi và phụ nữ quí tộc: nương nương 娘娘 (lệnh bà). Tiếng tôn xưng vua: bệ hạ 陛下. Tiếng tự xưng của vị quan với vua: hạ thần 下臣. Tiếng tự xưng đối với trưởng bối: học vãn 學晚 (kẻ học muộn này), vãn sinh 晚生 (kẻ sinh sau này). Tiếng tự xưng khiêm nhường: bỉ phu 鄙夫,bỉ nhân 鄙人. Tiếng xưng hô của cận thần hoặc hậu phi đối với hoàng đế: đại gia 大家. Tiếng xưng hô của đầy tớ đối với chủ: lang 郎. Tớ gái: nghĩa nô 義奴. Tớ trai: nghĩa bộc 義僕. Tôi (khiêm từ): tẩu 走. Tôi (khiêm từ): tiểu sinh 小 生, bỉ nhân 鄙人, bỉ phu 鄙夫. Tôi (người ở chức vị thấp tự xưng, về sau dùng làm tiếng tự xưng khiêm nhường): tại hạ 在下. Tôi (tiếng người nữ tự xưng): tại hạ 在下, tiểu nữ 小女, bổn cô nương 本姑 Tôi (tiếng tự xưng của người nữ đã có chồng): bổn phu nhân 本夫人. Tôi (tiếng tự xưng của người nữ lớn tuổi): lão nương 老娘. Tôi đây (tiếng tự xưng): tự gia 自家. Tôi: mỗ 某, lão phu 老夫, bổn nhân 本人. Từ phiếm chỉ người tuổi nhỏ: đệ tử 弟子. Từ phiếm chỉ thê thiếp ngày xưa: nội nhân 內人. Văn nhân: sĩ phu 士夫 . Vợ ông chủ: lão bản nương 老闆娘. Vợ của chư hầu: phu nhân 夫人.Vua chư hầu tự xưng (khiêm từ): cô quả 孤寡.