Ít ai biết rằng vi khuẩn gây hại không chỉ tồn tại trong răng, nướu mà còn sinh sôi, phát triển ở khu vực lưỡi của chúng ta. Lưỡi là nha khoa Parkway nơi tích tụ cặn bẩn nhiều nhất trong khoang miệng. Chính vì vậy mà việc cạo lưỡi thường xuyên là rất cần thiết. Hãy cùng với tìm hiểu về cạo lưỡi nhé!
Cạo lưỡi là gì?
Cạo lưỡi là hoạt động làm sạch lưỡi, loại bỏ những cặn thừa đọng lại ở vùng này. Cặn thừa là phần tử gây hôi miệng bám trên bề mặt lưỡi, những cặn này không chỉ tạo ra mùi hôi mà còn có thể khiến bạn mắc bệnh lý răng miệng. Chúng tạo điều kiện để vi khuẩn tồn tại và sinh sôi, phát triển trong khoang miệng của bạn.
Hoạt động cạo lưỡi sẽ loại bỏ cặn thừa bằng một dụng cụ nhỏ, đầu hơi tròn được chế tác từ nhựa hoặc kim loại. Việc vệ sinh lưỡi là vô cùng cần thiết bởi lưỡi là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn.
Bạn nên làm sạch lưỡi đều đặn, ít nhất một lần mỗi ngày. Nên cạo lưỡi trước khi chải răng và lưu ý thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương lưỡi. Việc cạo lưỡi có thể sẽ gây ra phản xạ gây nôn nhẹ, sau khi đã cạo lưỡi quen thì bạn sẽ không còn khó chịu với điều này.
Cạo lưỡi có tác dụng gì?
Cạo lưỡi mang lại rất nhiều lợi ích cho răng miệng của chúng ta. Cạo lưỡi giúp loại bỏ vi khuẩn tồn đọng ở khu vực này. Nhờ vậy mà khoang miệng của chúng ta sạch sẽ hơn, giảm thiểu mùi hôi khó chịu.
Nhờ việc cạo lưỡi đều đặn, bạn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nhiễm, sâu răng, hôi miệng. Cạo lưỡi là một thao tác giúp chúng ta bảo vệ răng miệng tốt hơn.
Vì sao bạn nên cạo lưỡi mỗi ngày?
Phòng tránh được tình trạng hôi miệng
Ít ai biết rằng vi khuẩn gây hại cho răng miệng không chỉ nằm ở răng, nướu mà tập trung rất nhiều ở khu vực lưỡi nằm sát họng. Vị trí này bàn chải không thể chạm tới nên vi khuẩn sinh sôi và phát triển rất nhiều.
Sự tồn đọng của vi khuẩn gây tạo nên 1 lớp lưu huỳnh bám trên lưỡi. Chính lớp lưu huỳnh này gây ra mùi hôi khó chịu trong miệng. Việc cạo lưỡi hàng ngày sẽ giúp chúng ta loại bỏ gần hết lớp lưu huỳnh đó. Nhờ vậy, tình trạng hôi miệng cũng sẽ bị triệt tiêu.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng lâu ngày cũng gây nên các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu,…vv. Đó đều là các bệnh lý mất nhiều thời gian điều trị và có thể gây những tác động rất xấu tới răng miệng.
Việc chúng ta thường xuyên cạo lưỡi sẽ loại bỏ các mảng bám thức ăn khó chịu bám lại trong lưỡi, đồng thời ngăn cản vi khuẩn từ lưỡi lây lan tới răng, ngăn ngừa tình trạng sâu răng, nhiễm trùng nướu, tụt nướu,…do vi khuẩn.
Tăng cường hệ miễn dịch
Lưỡi dù là một bộ phận bé nhỏ nhưng lại có chức năng vô cùng quan trọng đối với thân thể con người. Lưỡi được ví von như lá chắn đầu tiên cho hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta. Bởi lưỡi là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với những độc tố được truyền vào cơ thể người qua đường miệng.
Độc tố từ thực phẩm hoặc một số hoá chất như son, kem dưỡng môi sẽ đọng lại ở lưỡi. Việc cạo lưỡi sẽ ngăn chặn các chất độc này, giúp cơ thể không phải hấp thụ chúng. Qua đó, hệ miễn dịch của chúng ta được tăng cường, sức khỏe được bảo vệ tốt hơn.
Tốt cho tiêu hoá
Vi khuẩn sinh sôi, tích tụ lâu ngày trong miệng có thể gây ra tình trạng lở loét. Miệng là bộ phận có liên quan trực tiếp tới hệ tiêu hoá của chúng ta. Do đó, nếu miệng bị lở loét thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến việc chuyển hóa thức ăn vào cơ thể. Điều này có thể khiến hệ tiêu hoá bị tổn thương.
Việc cạo lưỡi sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, giúp hoạt động của hệ tiêu hoá được đều đặn. Không chỉ vậy, cạo lưỡi còn kích thích sự sản sinh của tuyến nước bọt và chất Agni (một chất đem lại năng lượng trao đổi chất trong hệ tiêu hoá). Điều này giúp tăng cường và bảo vệ sức khoẻ của hệ tiêu hoá.
Giảm vi khuẩn trên lưỡi
Đây chắc chắn là công dụng tuyệt vời của hoạt động cạo lưỡi. Một nghiên cứu chuyên sâu vào năm 2005 đã chỉ ra rằng nếu chúng ta cạo lưỡi hai lần mỗi ngày, liên tục thực hiện trong vòng 7 ngày thì sẽ giảm đáng kể tỉ lệ vi khuẩn Mutans streptococcus và Lactobacillus tồn đọng trong miệng. Đây chính là những loại vi khuẩn chính gây ra tình trạng hôi miệng và sâu răng.
Mang đến cảm giác sảng khoái
Khi khoang miệng có mùi hôi và chứa đựng nhiều vi khuẩn, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu và bất tiện. Mùi hôi trong miệng ngăn cản sự tự tin trong giao tiếp của bạn.
Cạo lưỡi giúp loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng, mang đến cảm giác sảng khoái, tươi mới và sạch sẽ cho bạn. Với điều kiện răng miệng khỏe mạnh, thơm tho, bạn sẽ tự tin và thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Tăng cảm nhận hương vị
Các hạt vị giác trên lưỡi là bộ phận liên quan đến sự cảm nhận hương vị của bạn. Nếu các hạt vị giác này hoạt động tốt thì bạn sẽ cảm nhận tốt hơn hương vị tuyệt vời của thực phẩm. Ngược lại, nếu lưỡi có nhiều mảng bám và vi khuẩn thì hạt vị giác sẽ bị cản trở hoạt động, dẫn đến khi ăn uống bạn cảm thấy kém ngon miệng.
Vì vậy, việc cạo lưỡi cần được thực hiện thường xuyên để các hạt vị giác không bị cản trở hoạt động, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn. Hãy tạo cho mình thói quen làm sạch lưỡi mỗi ngày bạn nhé!.
Giảm mảng bám lưỡi
Mảng bám lưỡi là những cặn bẩn có màu trắng hoặc nâu vàng. Mảng bám là một hỗn hợp vi khuẩn cực kỳ có hại. Chúng tích tụ trên lưỡi lâu ngày và việc chải răng không thể loại bỏ triệt để những mảng bám này.
Việc cạo lưỡi sẽ giúp giảm mảng bám thức ăn và những cặn bẩn tích tụ. Bề mặt lưỡi sẽ được làm sạch, hạn chế mảng bám tích tụ trở lại gây mất thẩm mỹ, viêm nhiễm nặng.
Hướng dẫn cách cạo lưỡi đúng chuẩn 2022
Cạo lưỡi là hoạt động đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Nếu cạo lưỡi quá mạnh thì có thể dẫn đến tổn thương lưỡi. Tìm hiểu cách cạo lưỡi chuẩn cùng Nha khoa Parkway nhé!
- Bước 1: Lựa chọn cái cạo lưỡi nào phù hợp
Lựa chọn cái cạo lưỡi phù hợp
Cây cạo lưỡi phù hợp phải đảm bảo được vệ sinh sạch khuẩn, cầm chắc tay và nhỏ gọn. Đầu cạo mềm để tránh tổn thương lưỡi.
- Bước 2: Tiến hành cạo lưỡi
Bạn đưa dụng cụ cạo lưỡi vào miệng, chải lưỡi nhẹ nhàng theo chiều từ phía trong ra phía ngoài. Nên chải lần lượt theo hướng từ trái sang phải ở mặt trên của lưỡi.
Sau đó, rửa sạch dụng cụ cạo lưỡi bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn gây hại. Tiếp theo, chải lại lưỡi một lần nữa để sạch hoàn toàn.
Cuối cùng, bạn uốn lưỡi để chải phần bên dưới của lưỡi và kết thúc ở phần hàm ếch phía trên.
- Bước 3: Súc miệng
Ngay khi vừa vệ sinh lưỡi xong, bạn hãy nhổ phần nước bọt ra ngoài và súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm trôi toàn bộ cặn bẩn.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh dụng cụ cạo lưỡi bằng xà phòng hoặc nước súc miệng. Sấy khô dụng cụ cạo lưỡi và bảo quản trong hộp kín chống khuẩn để đảm bảo yếu tố vệ sinh cho những lần cạo lưỡi tiếp theo nhé!
Một số thắc mắc thường gặp khi cạo lưỡi
Xoay quanh việc cạo lưỡi có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Nha khoa Parkway sẽ giúp bạn nắm được các thông tin quan trọng về thao tác vệ sinh răng miệng này.
Một ngày nên làm sạch lưỡi bao nhiêu lần?
Cũng như đánh răng, cạo lưỡi nên được thực hiện hai lần mỗi ngày để loại bỏ triệt để vi khuẩn trong miệng. Bởi khi chúng ta ăn uống, vi khuẩn không chỉ tích tụ trên răng mà còn bám cả trên nướu và lưỡi. Vì vậy việc cạo lưỡi đều đặn, thường xuyên là bước quan trọng để chống lại nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.
Chải lưỡi bằng bàn chải hay dùng dụng cụ cạo lưỡi tốt hơn?
Dụng cụ cạo lưỡi là thiết bị chuyên dụng, được thiết kế riêng cho việc vệ sinh lưỡi nên hạn chế được tình trạng buồn nôn khi làm sạch lưỡi. Không chỉ vậy, dụng cụ cạo lưỡi cũng tạo điều kiện dễ dàng để bạn làm sạch từ phía sau của lưỡi mà không động chạm tới vùng vòm miệng nhạy cảm.
Phải làm gì nếu bị tổn thương trong khi làm sạch lưỡi?
Nếu bạn cạo lưỡi mà thấy đau rát, chảy máu thì nên ngừng lại, không cạo lưỡi trong vòng hai ngày tiếp theo. Sau đó, hãy thử cạo lưỡi lại với tác động nhẹ nhàng hơn.
Việc vệ sinh lưỡi có an toàn không?
Nếu được thực hiện đúng cách bằng dụng cụ chuyên dụng thì việc vệ sinh lưỡi an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn cạo lưỡi bằng dụng cụ quá sắc nhọn, hoen rỉ thì có thể khiến lưỡi bị chảy máu, nhiễm trùng. Do đó, khi cạo lưỡi cần thực hiện đúng cách để tránh gây tổn thương lưỡi.
Nên cạo lưỡi trước hay sau khi đánh răng?
Nhiều chuyên gia nha khoa đưa ra lời khuyên nên cạo lưỡi sau khi đánh răng. Nguyên nhân là bởi sau khi chúng ta chải răng sạch sẽ thì chúng ta sẽ dễ dàng chải lưỡi, nơi tích tụ nhiều mảng bám và cặn bẩn hơn.
Tại sao cạo lưỡi bị chảy máu?
Cạo lưỡi bị chảy máu thường xảy ra khi chúng ta dùng lực cạo lưỡi quá mạnh khiến lưỡi bị tổn thương và chảy máu.
Do vậy, khi dùng dụng cụ cạo lưỡi, bạn nên thực hiện thật nhẹ nhàng, tránh dùng lực tác động quá mạnh sẽ khiến lưỡi bị tổn thương.
Dụng cụ cạo lưỡi mua ở đâu?
Dụng cụ cạo lưỡi hiện nay rất phổ biến trên thị trường. Bạn có thể mua dụng cụ cạo lưỡi ở các sàn thương mại điện tử hoặc ở nhà thuốc, siêu thị, cửa hàng tạp hoá,.. Lưu ý nên chọn địa điểm bán dụng cụ cạo lưỡi chất lượng, uy tín.
Dùng cây cạo lưỡi nhiều có tốt không?
Chỉ nên cạo lưỡi 2 lần một ngày và bạn nên tham khảo kĩ ý kiến của nha sĩ. Không nên sử dụng cây cạo lưỡi quá nhiều lần trong một ngày vì việc sử dụng cây cạo lưỡi liên tục như vậy sẽ làm mòn các hạt vị giác, gây tổn thương cho lưỡi.
Những mẹo làm sạch lưỡi đơn giản tại nhà
Có rất nhiều phương pháp đơn giản, an toàn để chúng ta vệ sinh lưỡi tại nhà. Dưới đây là những cách làm sạch lưỡi mà bạn có thể thực hiện hàng ngày.
Sử dụng nước súc miệng
Nước súc miệng là sản phẩm làm sạch toàn bộ môi trường trong khoang miệng bao gồm cả răng, nướu và lưỡi. Sau khi cạo lưỡi, nếu súc lại miệng bằng nước súc miệng thì vi khuẩn sẽ bị loại bỏ, răng miệng sẽ được kháng viêm.
Nước súc miệng sẽ loại bỏ những vụn thức ăn tồn đọng và tế bào chết tích tụ trên bề mặt lưỡi. Chính nhờ điều này mà bề mặt lưỡi sẽ luôn sạch sẽ, khoang miệng luôn thơm tho và ngăn ngừa các bệnh lý về lưỡi như lở lưỡi, nhiệt lưỡi,…
Dùng dụng cụ cạo lưỡi
Như đã nêu ở trên, dụng cụ cạo lưỡi là một sản phẩm chuyên dụng cho việc làm sạch lưỡi. Dụng cụ này có thể dễ dàng loại bỏ những mảng bám cứng đầu trên lưỡi một cách an toàn. Chúng ta nên có dụng cụ cạo lưỡi trong nhà để sử dụng hàng ngày.
Khi mới sử dụng dụng cụ cạo lưỡi, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và buồn nôn. Điều này hết sức bình thường. Khi lưỡi của chúng ta chịu lực tác động trực tiếp thì sẽ có phản xạ gây nôn. Chỉ sau một thời gian ngắn thì cơ thể chúng ta sẽ quen dần với hành động này và bạn có thể cạo lưỡi mà không buồn nôn hay khó chịu.
Dụng cụ cạo lưỡi hiện nay được bán rất phổ biến. Bạn có thể mua chúng ở trên mạng, các cửa hàng tạp hoá, siêu thị, hiệu thuốc,…
Dùng bàn chải đánh răng
Hiện nay có một số loại bàn chải đánh răng được thiết kế thêm bộ phận làm sạch lưỡi. Bộ phận này chính là mặt lưng của bàn chải. Khi đã làm sạch răng, bạn xoay bàn chải để mặt lưng bàn chải áp lên lưỡi. Sau đó ma sát lưng bàn chải với bề mặt lưỡi. Cách này tuy tiện lợi nhưng hiệu quả làm sạch sẽ kém hơn so với sử dụng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng.
Muối
Trong muối có nhiều thành phần kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Hạt muối có chức năng mài mòn, loại bỏ vi khuẩn và tế bào chết trên lưỡi.
Muối dễ mua lại có giá thành rẻ và an toàn cho cơ thể nên được nhiều người ưa chuộng. Bạn chỉ cần lấy một ít muối tinh, rắc lên bề mặt lưỡi rồi dùng lông bàn chải chải nhẹ bề mặt lưỡi trong vòng 1 phút.
Bước cuối cùng là súc lại miệng bằng nước sạch để chất bẩn được loại bỏ hoàn toàn. Bạn cần thực hiện làm vệ sinh lưỡi bằng muối từ 1 – 2 lần một ngày.
Dùng baking soda
Công dụng tẩy rửa của baking soda từ lâu đã được ca ngợi. Đối với răng miệng thì đây là loại nguyên liệu vừa có công dụng làm sạch vừa bảo vệ răng nướu.
Dưới đây là hướng dẫn làm sạch lưỡi bằng baking soda:
- Rắc baking soda lên bàn chải đánh răng
- Chải bề mặt lưỡi bằng bàn chải có baking soda trong 1 phút. Lưu ý chải nhẹ nhàng, tránh để lông bàn chải làm tổn thương lưỡi.
- Súc lại miệng với nước sạch
Baking soda có tính làm sạch cao nên chỉ cần sử dụng 1-2 lần một tuần là đủ.
Mật ong
Mật ong có vị ngọt nhưng đồng thời chứa nhiều hoạt chất giúp tiêu diệt vi khuẩn vô cùng hiệu quả. Không chỉ vậy, mật ong còn có chất chống oxy hóa nhằm ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do tới cơ thể.
Cách thực hiện như sau:
- Pha một thìa mật ong cùng nước ấm, khuấy đều để mật ong tan trong nước.
- Súc miệng bằng nước mật ong trong vài phút.
- Nhổ bỏ phần nước mật ong đã súc miệng và làm sạch lại miệng bằng nước sạch.
Mật ong lành tính nên bạn có thể sử dụng cách này 2-3 lần một ngày. Cần lưu ý là hãy súc kỹ miệng để loại bỏ mật ong dính lại trong miệng.
Dùng lô hội
Các nghiên cứu khoa học của Đại học Y khoa Isfahan (Iran) đã chỉ ra rằng trong lô hội có nhiều chất kháng khuẩn, ngừa viêm, hỗ trợ lành thương. Để làm sạch lưỡi bằng lô hội, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
- Rửa sạch nha đam, nhẹ nhàng tách phần vỏ để lấy gel nha đam bên trong.
- Ép gel nha đam lấy nước và bảo quản trong lọ sạch.
- Ngậm nước ép nha đam khoảng vài phút.
- Nhổ bỏ nước ép và súc miệng bằng nước ấm để làm sạch và dịu khoang miệng.
Mỗi ngày súc miệng bằng nước ép nha đam từ 1 – 2 lần để giữ răng miệng luôn sạch sẽ bạn nhé!
Dùng thuốc làm sạch lưỡi
Nếu lưỡi của bạn bị nấm hoặc tích tụ quá nhiều cặn bẩn thì việc sử dụng các biện pháp làm sạch thông thường khó có thể khắc phục hoàn toàn.
Lúc này bạn sẽ phải sử dụng một số loại thuốc do bác sĩ chỉ định như nystatin, miconazol, fluconazol, clotrimazol…. Lưu ý quan trọng: không tự ý sử dụng loại thuốc này mà cần có chỉ định của bác sĩ nhằm không gặp phải những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe của bạn. Việc sử dụng các loại thuốc này cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, để tránh những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe có thể xảy ra.
Dùng tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ kháng khuẩn rất tốt, chống viêm và chống oxy hóa vô cùng hiệu quả. Do vậy, nếu sử dụng tinh bột nghệ để làm sạch lưỡi thì hiệu quả đem lại là rất tốt.
Để làm sạch lưỡi bằng tinh bột nghệ, hãy thực hiện các bước dưới đây:
- Chọn mua tinh bột nghệ nguyên chất loại chuẩn, không pha lẫn tạp chất. Trộn tinh bột nghệ cùng nước ép cam quýt.
- Chà xát bề mặt lưỡi bằng hỗn hợp vừa pha trong vòng 2 phút và nhổ bỏ sau đó.
- Súc sạch miệng với nước ấm sau khi nhổ bỏ hỗn hợp tinh bột nghệ.
Tinh bột nghệ cũng rất lành tính nên phù hợp để thực hiện hàng ngày.
Sử dụng một số thực phẩm giúp hỗ trợ làm sạch lưỡi
Những thực phẩm mà chúng ta sử hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều tới việc vệ sinh lưỡi của chúng ta. Bạn có thể tận dụng một số loại thực phẩm có lợi cho việc làm sạch lưỡi như:
Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá của con người. Những lợi khuẩn này cũng có thể làm sạch lưỡi hiệu quả.
Táo: Lượng axit dồi dào trong táo sẽ kích thích tuyến nước bọt của bạn. Khi ăn táo thì nước bọt của bạn sẽ tiết ra nhiều hơn giúp hỗ trợ rửa trôi những vi khuẩn đọng lại trên lưỡi.
Bánh mì + Nước lọc: Bánh mì có khả năng hút ẩm, hút mùi nên nếu kết hợp bánh mì và nước lọc thì lưỡi sẽ trở nên sạch sẽ hơn rất nhiều.
Nước chanh: Tính axit trong nước cốt chanh tươi rất cao, lại thêm mùi hương thanh mát nên vừa loại bỏ mùi hôi trong miệng vừa kích thích tuyến nước bọt hoạt động năng suất hơn. Mỗi ngày uống một ly nước chanh hoặc ngậm nước cốt chanh sau khi đánh răng sẽ giúp bạn có sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Parkway về cạo lưỡi, hãy thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh răng để có một hàm răng khỏe mạnh bạn nhé!