Lươn om lá cách – Món ngon của đồng bằng Sông Cửu Long

Giới thiệu về món ngon đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đã từng biết các món ăn ngon lạ, dân dã của đồng bằng sông Cửu Long chưa? Nhưng nếu bạn chưa dùng qua món “Lươn om lá cách” thì chưa thể gọi là đã sành hết những đặc sản độc đáo của miền sông nước. Nguyên liệu của món này có lươn, lá cách, dừa khô, sả ớt, mù om là những thứ có khá nhiều ở miệt đồng, sân vườn của đồng bằng sông Cửu Long.

Lươn là loài bò sát máu lạnh, ưa sống nơi có nhiều bùn, phù sa giàu hữu cơ, ruộng cỏ rậm rạp, bên dưới ẩm, có nước. Lươn có tính hiền, chậm chạp. thông thường, nguồn cung cấp lươn là do những người đặt “trúm” và câu lươn bắt được, bán lại cho bạn hàng ở chợ để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn đặc sản.

Lươn có con to bằng nửa cườm tay người lớn, nặng trên dưới 1 kg, loại này hiếm. Lươn bình thường to bằng ngón chân cái người lớn những con bé thì bằng cỡ ngón tay trỏ.

Cách chế biến món lươn um lá cách

Nguyên liệu:

  • Thịt lươn làm sạch nguyên con cắt khúc vừa ăn hoặc làm 3 – 4
  • Lá cách 1 náng tay
  • Sả (sả băm nhuyễn và ngọn sả cột gọn)
  • Tỏi băm nhuyễn vừa đủ khử
  • Mỡ heo 1 muỗng canh
  • Rau ngổ
  • Nước cốt dừa khô 1 trái
  • Bột nghệ, ngũ vị hương, muối ăn, bột ngọt.
  • Đậu phộng rang giã nhuyễn dùng làm nước chấm
  • Ớt trái sắc nhỏ
Rất hay:  Cách Chơi Bài 3 Cây - Hướng Dẫn Tổng Quan Về Trò Chơi

Làm lươn khá đơn giản. Người ta đập đầu cho nó chết, xong dùng nước sôi pha ấm cạo sạch, móc ruột; cũng có thể làm sạch nhớt bằng cách chà phèn, chế giấm. Ở nông thôn người ta thường lấy lá ngái, lá chuối tươi vò, vuột cũng rất sạch. Nếu là người thành thị, bạn hoàn toàn dễ dàng tìm thấy lươn làm sạch trong siêu thị, cửa hàng thực phẩm, rất tiện lợi và sạch sẽ.

Kế đến, chuẩn bị gia vị. Lá cách tươi một bó chừng hai náng tay, lặt bỏ những lá sâu, úa sắp dưới đáy nồi, chảo; một mớ để lại dùng để sắp lên trên mình lươn.

Chảo bắc lên nóng, đổ chừng muỗng canh mỡ heo, khử sả, tỏi cho thơm rồi cho lươn vào, chiên sơ thật nhanh, lấy ra sắp vào nồi um, phủ rau ngổ lên.

Nước giảo (nước cốt nhì) dừa khô đổ vào nồi đun lửa liu riu. Bỏ thêm vài cọng lá sả cột gọn. Nắp xoong đậy hé, chừng 5 phút khi thấy da lươn hơi nhăn ra thì đổ nước cốt đặc vào. Trong nước cốt ta dằn trước ít bột nghệ, ngũ vị hương, chút muối ăn, bột ngọt.

Khi nào da lươn nứt nhẹ ra thì bắt nồi um xuống, xúc lươn ra dĩa và rắc rau mù om xắt nhuyễn, đậu phụng rang thơm (đã đâm, giã nhỏ bằng hạt gạo). Nước chấm làm bằng nước cốt dừa, dằn muối, bột ngọt và sả bằm.

Rất hay:  Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chính xác nhất

Thế là chúng ta đã có một món ăn độc đáo, thơm ngon, dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn. Đây cũng là món nhậu mà những tay sành điệu rất thích! Theo các nhà nghiên cứu ẩm thực: thịt lươn giàu dinh dưỡng, mát, có tính dược, bồi bổ cơ thể; rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh nở và người vừa hết bệnh.