Mụn thường xuất hiện khi bạn đến tuổi dậy thì và có thể kéo dài không thời hạn khiến bạn khó chịu vô cùng. Thường mụn cần phải lấy cồi ra để lành hoàn toàn, nhưng nếu không biết nặn mụn sẽ gây ra vết thương, thâm và để lại sẹo và việc làm mờ sẹo là vô cùng khó khăn.
Và bạn phải biết cách nặn bởi vì một số mụn được phép nặn là những loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng lẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn thường trồi lên sớm
Cách nặn mụn không để lại sẹo và thâm
Những mụn được phép nặn
Một số mụn được phép nặn là những loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng lẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn thường trồi lên sớm.
Những mụn không được phép nặn
Mụn mủ, mụn viêm sưng: là dạng mụn lớn, khi xuất hiện nó khi vùng da xung quanh bạn đau đớn. Khi mụn này xuất hiện rất dễ để lại sẹo thâm trên da mặt đặc biệt trong trường hợp bạn nặn chúng.
Mụn mủ hoặc mụn trứng cá: là loại mụn đầu trắng, khi mọc làm sưng đỏ da, mọc khá dày, đôi khi bạn sẽ thấy mụn chảy mủ và có mùi hơi hôi.
Mụn ác tính: bạn có thể nhận diện nó rất dễ dàng vì kích thước của mụn thường rất to, khi nó xuất hiện bạn sẽ bị nóng sốt nhẹ. Đừng nên cố tình nặn chúng vì bạn sẽ trực tiếp gây ra tình trạng viêm nhiễm, lan rộng tình trạng mụn ra các vùng viên lân cận. Và hậu quả sẹo để lại rất nghiêm trọng và khó chữa trị rất nhiều lần và rất đau. Nếu gặp loại mụn này mà bạn nặn thì mụn sẽ nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo.
Với đám mụn này, bạn không nên “khiêu khích” chúng, nếu không hậu quả là da sẽ bị viêm, để lại sẹo lõm, vết thâm và thậm chí là khiến mụn phát triển ồ ạt hơn nữa.
Những mụn cần được loại bỏ là mụn đã chín, mọc riêng lẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn khô, đen và trồi lên, sờ vào không có cảm giác đau. Điều đó chứng tỏ mụn đã già và an toàn cho việc nặn.
Tuy nhiên, ngay cả lúc này, bạn cũng cần nặn cho đúng cách để hạn chế sẹo mụn. Dưới đây là từng bước hướng dẫn bạn nặn mụn đúng cách.
Cách nặn mụn không để lại sẹo đúng cách:
1 – Chuẩn bị các dụng cụ nặn mụn cần thiết
- Cây nặn mụn
- Bông gòn
- Tăm bông
- Cồn
- Nhíp gấp mụn
2 – Rửa mặt và vệ sinh bộ dụng cụ nặn mụn
Việc bạn cần làm trước khi nặn mụn đó là: rửa thật sạch da mặt bằng sữa rửa mặt, lau khô da đồng thời cũng rửa tay bạn nhé.
Sau đó hãy vệ sinh cây nặn mụn và nhíp gấp mụn bằng cồn 90 độ để đảm bảo những dụng cụ trên đã sạch khuẩn và an toàn khi tiếp xúc với da.
3 – Nặn mụn nhẹ nhàng:
Chúng ta chỉ nên nặn mụn một cách nhẹ nhàng.
Đầu tiên bạn tẩm cồn vào bông rồi xoa nhẹ lên vùng mụn. Dùng cây nặn mụn đã khử trùng, nặn nhẹ nhàng và tránh dùng nhiều sức để không gây tổn thương cho da.
Nếu bạn lấy mụn bằng bông tẩy trang thì cầm bông bằng 2 ngón tay, phủ lên mụn và nhẹ nhàng bóp dồn cồi mụn ra từ hai bên. Nếu nhân mụn không ra thì nên dừng lại và chờ mụn “già” hơn rồi hãy lấy ra.
Sau khi ra cồi, bạn cần nặn hết mủ và nước vàng ra, thấm sạch bằng bông gòn tránh dây dính ra các vùng da khác.
4 – Chăm sóc da sau khi nặn mụn:
Chăm sóc da bằng cách đặt một cục nước đá lên mụn vừa nặn trong vài phút giúp làm giảm vết đỏ và se lỗ chân lông.
Sau đó, thoa nghệ tươi, nha đam hay mật ong lên những vết mụn đã nặn, để giúp vết thương liền nhanh hơn và không để lại sẹo. Và quan trọng nhất là bạn cần phải luôn giữ cho da thật sạch nhé!
Sử dụng kem trị sẹo thâm hỗ trợ điều trị sẹo sau khi nặn mụn
Dermatix Ultra của Mỹ là một sản phẩm nổi trội về hiệu quả và an toàn, có thể nói là #1 thuốc trị sẹo hiệu quả.
Bên cạnh khả năng làm mờ sẹo, dòng sản phẩm kem làm mờ sẹo thâm Dermatix còn có khả năng giảm cảm giác ngứa ngáy và độ gồ cao của vùng da bị sẹo, thuận tiện vì có thể sử dụng cho tất cả các vùng trên cơ thể, đặc biệt là các sẹo ở vùng mặt, khớp và vùng cử động nhiều.
Gel trị sẹo Dermatix với đặc tính tạo màng bám bao phủ bảo vệ da ngăn chặn việc thoát hơi nước, bình thường hóa sự lắng đọng collagen cắt đứt sự gia tăng sẹo, thích hợp cho làn da châu Á.
Dermatix ngoài công dụng điều trị các vết sẹo lồi thuốc còn có tác dụng làm mờ vết thâm nám và giảm đỏ sẹo.