Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trang 97 Văn 10

KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. NGÔN NGỮNGHỆ THUẬT

1. Ngôn ngữ nghệ thuật

a. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngồn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.

b. Có ba loại ngôn neữ trong văn bản nghệ thuật:

– Ngôn ngữ tự sự: trong truyện, tiểu thuyết, bút kí…

– Ngôn ngữ thơ: trong ca dao, vè, thơ…

– Ngôn ngữ sân khấu: trong kịch, chèo, tuồng…

2. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật

– Có hai chức năng cơ bản: thông tin và thẩm mỹ

– Chức năng thẩm mĩ quan trọng nhất vì nó biểu hiện cái đẹp, khơi gợi và nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ của người đọc, người nghe.

II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮNGHỆ THUẬT

– Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được phân biệt bởi chức năng thẩm mĩ, thể hiện ở ba đặc trưng cơ bản: tính hình tương, tính truyền cảm và tính cá thể hoá.

1. Tính hình tượng

Tính hình tượng thể hiện ở cách diễn đạt thông qua một số hệ thống cách hình ảnh, màu sắc, biểu tượng…để người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình liên tưởng, suy nghĩa và rút ra những bài học nhân sinh nhất định.

2. Tính truyền cảm

Tính truyền cảm thể hiện ở chỗ làm người đọc vui hay buồn, yêu thích, căm giận, tự hào…

Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hòa đồng, giao cảm. cuốn hút, kích thích trí tưởng tượng của người tiếp nhận. Đó chính là tính truyền cảm.

3. Tính cá thể

Tính cá thể thể hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện diễn đạt chune (ngữ âm, từ vựng, cú pháp, Tu từ…) của cộng đồng vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi nhà văn nhà thơ.

Rất hay:  Cách kết nối máy in với máy tính cho người mới sử dụng

Nhà văn có thể sử dụng những cách thức sau để cá thể hóa ngôn ngữ nghệ thuật.

– Cách dùng từ, đặt câu, sử dụng hình ảnh một cách khác biệt so sánh.

– Cách đặt đối thoại tạo một vẻ riêng cho từng nhân vật trong tác phẩm.

Cách xử lí bằng ngôn ngữ từng sự viộc, hình ảnh… trong tác phẩm,

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. Hãy chỉ ra những phép tu từ được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật

Các phương tiện tu từ được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh… Những phương tiện này được dùng rất sáng tạo, hoặc đơn lẻ, hoặc phối hợp với nhau. Ví dụ đọc câu câu ca dao:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thốt như mưa ruộng cày

Hình tượng giọt mồ hôi hiện lên một cách sinh động qua cách so sánh độc đáo của tác giả dân gian. Hình tượng này trở nên có sức biểu đạt lớn. không chỉ là vất vả của người thợ cày mà còn khái quát về sự vất vả, cực nhọc của những người làm ra hạt gạo.

Câu 2. Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa), đặc trưng nào là cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?

Trong ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng được coi là đặc trưng cơ bản vì:

a. Tính hình tượng vừa là mục đích vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật.

– Mục đích của sáng tạo nghệ thuật vừa là phương tiện sáng tạo của nghê thuật nhằm phản ánh thế giới khách quan và sự cảm nhận chủ quan về thế giới ấy của người nghệ sĩ.

Rất hay:  2 cách xem người lạ xem tin trên facebook là ai cực đơn giản

– Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn sử dụng chất liệu ngôn từ làm phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Vì thế, tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

b. Ngoài ra tính hình tượng còn bao quát hai đặc trưng kia:

– Bản thân ngôn ngữ chứa đựng các yếu tố gây cảm xúc và tạo truyền cảm.

– Trong khi xây dựng hình tượng, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, nhà văn đã bộc lộ cá tính sáng tạo của mình.

Câu 3: Hãy lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỏ trống trong các câu văn, câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn từ đó (xem mục III.3, SGK trang 101)

a. Điền từ “canh cánh” ở “ Nhật kí trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước). Đây là câu văn mang tính biểu cảm nên dùng các từ có sắc thái mang tính nghị luận (biểu hiện, phản bác, bộc lộ…) là không phù hợp. Những từ có nét biểu thị tình cảm, cảm xúc mới phù hợp phong cách.

b. Dòng thơ thứ ba điền từ “rắc”, dòng thơ thứ tư điền từ “giết”

Ta tha thiết tự do dân tộc

Không chỉ vì một dải đất riêng

Kẻ đã rắc trên mình ta thuốc độc

Giết màu xanh cả trái đất nghiêng

Lựa chọn các từ trên vì chúng không chỉ sát nghĩa với ngữ cảnh mà còn đảm bảo luật thơ.

Câu 4. Có nhiều bài thơ của các giả khác nhau viết vê mùa thu, nhưng mỗi bài thơ mang những nét riêng vê từ ngữ nhịp điệu và hình tượng, thể hiện tính cá thể trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó trong ba đoạn thơ (xem SGK, trang 102)

– Ba đoạn thơ cùng viết về mùa thu nhưng của ba tác giả khác nhau, sống và viết ở ba thời đại khác nhau: Nguyễn Khuyến (Thu vịnh) sống và viết ở thời phong kiến; Lưu Trọng Lư (Tiếng thu) sống và viết ở thời Pháp thuộc; Nguyễn Đình Thi (Đất nước) sống và viết ở thời kì sau cách mạng tháng Tám. Mỗi thời đại có những đặc trưng thi pháp riêng, mỗi tác giả có cá tính sáng tạo riêng. Điều đó dẫn nhà thơ có cách sử dụng ngôn ngữ để xây dựng hình tượng mùa thu. Vì thế, mỗi bài thơ có những nét đến sự khác nhau cơ bản.

Rất hay:  Bật kiếm tiền TIKTOK như thế nào? - DNSE

– Mỗi riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ

Hình tượng mùa thu trong Thu vịnh của Nguyễn Khuyến, hiện lên thật thanh cao và tĩnh lặng với nhữiìg từ ngữ gợi tả sắc xanh: trời xanh, cây xanh, nước xanh… Chí vài nét chấm phá nhưng nhà thơ dường như đã thu được cả linh hồn của mùa thu xứ sở. Nhịp thơ chậm rãi cùng với âm hưởng trang nhã của thể thơ thất ngôn bất cú Đường luật làm hiện lên phong thái của một bậc ẩn cư giữa thiên nhiên mùa thu.

Tiếng thu của Lư Trọng Lư là tiếng thơ cất lên tiếng lòng của một cái tôi thơ mới, một cái tôi nhìn đời với cặp mắt “xanh non, biếc rờn” (Hoài Thanh). Cảm thấy ngỡ ngàng như lần đầu tiên phát hiện ra mùa thu. The thể năm chữ với âm điộu thổn thức, sự cộng hưởng bởi các từ láy (xào xạc, ngơ ngác), đặc biệt là hình ảnh “con nai vàng ngư ngác” để tạo nên nét riêng biệt của mùa thu.

Nguyễn Đình Thi viết bài thơ Đất nước trong hoàn cảnh dân tộc lã món giành độc lậpẵ Hình tượng mùa thu trong bài thơ tràn ngập cảm nghĩ phấn khởi vui tươi. Tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những từ ngữ biểu lộ cảm xúc ấy (vui, phấp phới, nói cười thiết tha…).