Thành lập doanh nghiệp đã không còn là điều mới mẻ trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Và từ lâu, pháp luật nước ta đã quy định chặt chẽ các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này và để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, nhà nước ta đã không ngừng sửa đổi, bổ sung các văn bản luật và văn bản dưới luật sao cho phù hợp, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của mỗi cá nhân, tổ chức.
Việc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân sẽ được pháp luật công nhận, bảo về tối đa các quyền lợi hợp pháp, tạo nhiều cơ hội và thuận lợi cho sự pháp triển. Vậy, doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân và tổ chức nào không có tư cách pháp nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua điện thoại: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp;
- Bộ Luật dân sự 2015;
1. Tư cách pháp nhân là gì?
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là một trong những điểm đặc biệt để cho doanh nghiệp của có thể có được sự kinh doanh trên thị trường của doanh nghiệp của chính mình một cách độc lập, phù hợp với mục đích kinh doanh của từng công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam. Với mục đích đơn giản và ổn định hóa đời sống pháp lý, tư cách pháp nhân trao cho các tổ chức khả năng trở thành một chủ thể độc lập và được pháp luật công nhận trong các quan hệ pháp luật. Nhận thấy sự quan trọng đó, Bộ Luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, việc quy định tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp góp phần đảm bảo cho tính ổn định của nền kinh tế, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh.
Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ở đây cần xác định rõ pháp nhân là một chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự, vì vậy pháp nhân có tư cách chủ thể độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý về chính trị, kinh tế, xã hội,…
Tư cách pháp nhân tiếng Anh được dịch như sau: Legal status.
Một số cụm từ liên quan đến tư cách pháp nhân tiếng Anh là:
– Enterprise legal status, được dịch sang tiếng Việt là; Tình trạng pháp lí doanh nghiệp.
– Legal status of the organization, được dịch sang tiếng Việt là: Tình trạng pháp lí của tổ chức.
– Separate legal entity, được dịch sang tiếng Việt là: Pháp lí riêng biệt của tổ chức.
– Legal responsibilities of the organization, được dịch sang tiếng Việt là: Trách nhiệm pháp lí của tổ chức.
– Separate legal responsibilities of the business, được dịch sang tiếng Việt là: Trách nhiệm pháp lí riêng biệt của công ty.
2. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khi nào?
Theo Khoản 1, Điều 74 Bộ Luật dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có pháp nhân khi:
Thứ nhất, được thành lập hợp pháp
Đây là công việc đầu tiên để được thành lập doanh nghiệp và được công nhận là có cách pháp nhân. Thủ tục thành lập doanh nghiệp sẽ được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức phải nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước và đồng thời phải đáp ứng các điều kiện khác để có thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thứ hai, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định tại Điều 83 của BLDS 2015.
“Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân
Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”
Việc tổ chức doanh nghiệp hoạt động theo một cơ cấu chặt chẽ giúp cho doanh nghiệp thuận lợi cho quá trình quản lý, nâng cao khả năng quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và thuận lợi. Chính vì vậy đây được xem là một trong các điều kiện để có thể được công nhận là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
Thứ ba, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
Có sự tách bạch giữa tài sản cá nhân và tài sản công ty: Khi mà doanh nghiệp được thành lập doanh nghiệp của chính mình một cách hợp pháp thì doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo đúng với nguyên tắc mà pháp luật đã quy định dành cho doanh nghiệp: đó chính là tài sản của cá nhân bạn và tài sản của công ty bạn hoàn toàn có sự độc lập với nhau, cụ thể:
Khi mà việc làm ăn của công ty được tiến hành với nhau một cách thuận lợi thì đương nhiên tài sản của công ty sau khi trừ đi các chi phí trong việc tiến hành nhân danh công ty thì phần lợi nhuận của công ty sẽ được chia đều trong các thành viên công ty theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty.
Ngược lại khi mà công ty tiến hành việc kinh doanh của chính mình mà việc làm ăn thua lỗ, chẳng hạn như: công ty thực hiện việc giải thể công ty hay phá sản công ty,… thì doanh nghiệp sẽ phải chịu những khoản nợ đó bằng toàn bộ tài sản của công ty, còn các thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm bằng số vốn đã góp vào công ty.
Thứ tư, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Thành viên công ty sẽ phải nhân danh công ty của chính mình khi tiến hành các hoạt động nhân danh công ty, chẳng hạn như: ký kết hợp đồng nhân danh công ty, thực hiện việc quản lý của công ty,… đó là những việc cơ bản để có thể được công nhận là có tư cách pháp nhân để thực hiện các công việc kinh doanh một cách thuận lợi.
3. Các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:
Hiện nay theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức được thành lập doanh nghiệp thuộc một trong 05 loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp được công nhận là có tư cách pháp nhân thì có 04 loại hình sau đây:
Thứ nhất, công ty cổ phần
Theo khoản 2 Điều 110 Luật Doanh nghiệp quy định Công ty Cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty cổ phần được công nhận là có tư cách pháp nhân bởi vì được thành lập có tài sản độc lập, tách biệt với tài sản của các cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vu tài sản trong phạm vi số vốn góp của mình đã góp vào doanh nghiệp. Và khi phát sinh các khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính vượt quá số vốn hiện tại của doanh nghiệp cũng không ảnh hưởng đến tài sản của mỗi cổ đông.
Thứ hai, loại hình Công ty hợp danh
Theo khoản 2, Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014 , công ty hợp danh được pháp luật thừa nhận là đủ tư cách pháp nhân khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Với loại hình này thì sẽ có thành viên hợp danh và cả thành viên góp vốn. Khi công ty hợp danh kinh doanh không thuận lợi dẫn đến nợ và các khoản nợ tài chính thì thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mình đã góp, còn thành viên hợp danh sau khi đã trừ các tài sản của công ty không đủ để chịu trách nhiệm thì tài sản của các thành viên hợp danh mới chịu trách nhiệm với tài sản của thành viên hợp danh. Do đó, công ty hợp danh vẫn có tài sản độc lập với thành viên hợp danh của công ty đó.
Thứ ba, loại hình công ty TNHH (bao gồm cả công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên)
Công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mình đã góp vào công ty. Trong trường hợp phát sinh các khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính khác thì các thành viên trong công ty cũng sẽ chịu trong phạm vi vốn của mình góp vào.
4. Tổ chức không có tư cách pháp nhân:
Doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại Điều 81 Bộ luật dân sự 2015, tài sản của doanh nghiệp sẽ bao gồm vốn chủ sở hữu và các tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật doanh nghiệp vốn của doanh nghiệp tư nhân do chính chủ doanh nghiệp đăng ký và tài sản sử dụng cho quá trình kinh doanh không phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Ngoài ra trong quá trình kinh doanh chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm vốn theo nhu cầu kinh doanh và khả năng kinh tế của bản thân mà thay đổi.
Xét về điều kiện “ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập” thì chủ doanh nghiệp tư nhân không được nhân danh mình để tham gia với tư cách độc lập mà tham gia là của Chủ doanh nghiệp tư nhân.
Do đó doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập, tài sản không được tách biệt với tài sản của doanh nghiệp và khi doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi dẫn đến nợ hay các khoản nợ tài chính khác thì doanh nghiệp phải chịu các khoản nợ bằng chính tài sản của cá nhân và không được nhân danh mình để tham gia với tư cách độc lập. Từ các nội dung nêu trên nên pháp luật nước ta đã quy định doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Chi nhánh của pháp nhân
Luật Doanh nghiệp năm 2014 ghi nhận chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định: “Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Đặc điểm chung của các chi nhánh đều là một đơn vị phụ thuộc vào pháp nhân, tuy được thành lập hợp pháp và có con dấu và tài khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, chi nhánh pháp nhân phải nhân danh pháp nhân xác lập, thực hiện các giao dịch chứ không nhân danh bản thân chi nhánh xác lập, thực hiện giao dịch. Pháp nhân có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ những giao dịch dân sự do chi nhánh xác lập, thực hiện trong phạm vi đại diện của chi nhánh. Pháp luật Việt Nam thừa nhận một doanh nghiệp có quyền mở chi nhánh, việc thành lập chi nhánh pháp nhân đồng nghĩa với việc mở rộng phạm vi kinh doanh và phát triển thương hiệu của pháp nhân.
Mặc dù không có tư cách pháp nhân nhưng về hoạt động kinh doanh, chi nhánh được thực hiện các hoạt động trong phạm vi những ngành, nghề mà pháp nhân đã đăng ký kinh doanh. Cần lưu ý, không phải bất cứ ngành, nghề nào được đăng ký bởi pháp nhân, chi nhánh cũng được phép hoạt động. Chi nhánh được thực hiện toàn bộ hay chỉ một phần chức năng của pháp nhân là tùy theo sự ủy quyền của pháp nhân.
Văn phòng đại diện của pháp nhân
Theo Bộ Luật dân sự 2015, văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện được thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó (khoản 2 Điều 45).
Khác với chi nhánh của pháp nhân, mục đích thành lập của văn phòng đại diện là nơi để quảng bá các sản phẩm của pháp nhân, nơi tiếp xúc với khách hàng, giải đáp, tư vấn cho khách hàng về những dịch vụ, sản phẩm của pháp nhân. Pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm về những giao dịch do văn phòng đại diện của pháp nhân xác lập, thực hiện trong phạm vi pháp nhân uỷ quyền.
Địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể cũng không có tư cách pháp nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
5. Ưu điểm khi doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:
Khi có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp được pháp luật thừa nhân là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Từ đó tạo vị thế trên thị trường, giúp thu hút và tạo niềm tin với các nhà đầu tư khi muốn hợp tác kinh doanh.
Tư cách pháp nhân giúp phân địch tài sản giữa doanh nghiệp và các cổ đông, hay thành viên trong doanh nghiệp. Từ đó giúp cho tài sản của chủ doanh nghiệp được tách biệt, bảo vệ được tài sản cá nhân không bị ảnh hưởng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Các thành viên công ty sẽ được nhân danh công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh như ký kết hợp đồng, tham gia tố tụng…đó là những việc cơ bản mà một người lãnh đạo có quyền thực hiện.