Tác dụng của rượu tỏi và cách sử dụng rượu tỏi

Tỏi là một nguyên liệu có dược tính tốt và được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh ở nhiều nơi trên thế giới. Tỏi có thể được điều chế làm thuốc hoặc sử dụng bổ sung vào bữa ăn uống hằng ngày.

Nhiều người sử dụng tỏi bằng cách lấy tỏi ngâm với rượu thành rượu tỏi để chữa bệnh. Nguồn gốc của bài thuốc này bắt nguồn từ Ai Cập. Thông tin này được xác nhận bởi tổ chức y tế thế giới (WHO). Vào những năm 70 của thế kỷ XX, Ai Cập là một đất nước nghèo nàn, khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là sức khỏe của người dân nơi đây lại rất tốt, tuổi thọ trung bình của người dân cũng ở mức tương đối cao.

Để tìm hiểu vấn đề này, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cử chuyên gia đến Ai Cập tiến hành nghiên cứu. Trải qua một thời gian tìm hiểu và thăm dò, họ phát hiện ra rằng trong mỗi gia đình ở đây đều có một hũ rượu ngâm tỏi. Người Ai Cập sử dụng rượu tỏi để trị trào ngược dạ dày, bệnh trĩ… Nhiều nghiên cứu và thí nghiệm được tiến hành để tìm ra công dụng chữa bệnh của rượu tỏi. Trong rượu tỏi có nhiều thành phần hoạt chất chữa được nhiều bệnh lý khác nhau.

Trong tỏi chứa các hoạt chất acillin, ajoen, liallyl sunfid… đều có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng đau, trị nấm, có tác dụng trung hòa các gốc tự do, ngăn virus,… Tỏi được coi là một loại kháng sinh tự nhiên. Tỏi còn chữa nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác như vitamin, mangan, canxi, photpho… Thường xuyên ăn tỏi giúp tăng sức đề kháng, tốt cho hệ miễn dịch.

Theo Y học cổ truyền, tỏ có mùi hắc, vị cay, tính ôn, hơi độc, thường được dùng để sát khuẩn, giải độc, tiêu nhọt, trừ phong, tiêu đờm, giải nhiệt,… Như vậy, tỏi là một loại nguyên liệu được sử dụng như một vị thuốc từ lâu, nên rượu tỏi có tác dụng chữa bệnh là hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Rất hay:  Xóa tài khoản YouTube trên điện thoại triệt để, ai làm cũng được

Tác dụng của rượu tỏi

Rượu tỏi là một phương thuốc có thể tự làm tại nhà và có nhiều tác dụng nếu sử dụng với liều lượng đúng. Rượu tỏi có thể chữa được một số nhóm bệnh.

1. Tác dụng của rượu tỏi đối với xương khớp:

Rượu tỏi có tác dụng tốt với xương khớp bởi tỏi có các hoạt chất chống và giảm viêm, được ngâm trong rượu cũng có tính sát khuẩn và tạo điều kiện cho các hoạt chất trong tỏi được phát huy tối đa tác dụng. Rượu tỏi có thể chữa vôi hóa các khớp, viêm đau khớp, mỏi xương khớp…

2. Tác dụng của rượu tỏi với các bệnh lý về hô hấp:

Rượu tỏi còn có tác dụng chữa viêm họng, xoang, hen phế quản, chữa viêm phế quản,… vì rượu tỏi có tính sát khuẩn cao, kháng virus, chống viêm.

3. Tác dụng của rượu tỏi với các bệnh lý tim mạch:

Tỏi có nhiều hoạt chất tốt chữa các bệnh huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,… Vì vậy với một liều lượng rượu tỏi mỗi ngày, bạn có thể phòng – chống các bệnh lý tim mạch hiệu quả.

4. Tác dụng của rượu tỏi với hệ tiêu hóa:

Rượu tỏi còn có tác dụng tốt trong việc phòng và điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, chữa đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng, trào ngược dạ dày,…

5. Tác dụng của rượu tỏi với một số lợi ích sức khỏe khác

Bên cạnh những tác dụng kể trên, rượu tỏi còn được sử dụng để chữa yếu sinh lý ở nam giới. Rượu tỏi cũng có tác dụng giảm cân và được nhiều chị em áp dụng và có kết quả tốt.

Năm 1938, những nhà khoa học Nhật Bản cũng đã công bố có thể dùng rượu tỏi để chữa bệnh trĩ và đái tháo đường.

Cách ngâm rượu tỏi

Tùy mục đích sử dụng khác nhau mà chúng ta có thể ngâm rượu tỏi theo nhiều cách và có đôi chút khác biệt. Một số cách ngâm rượu tỏi thông thường như sau:

Rất hay:  ✴️ Sơ cứu khi phát hiện người đột quỵ

Cách 1:

Chuẩn bị:

– 40g tỏi khô đã bóc vỏ

– 100ml rượu trắng 40 – 45º

(Nếu muốn ngâm nhiều hơn, bạn nhớ tỉ lệ là 1:2 (1 phần tỏi, 2 phần rượu trắng))

Cách ngâm:

Tỏi đã bóc vỏ, rửa sạch để ráo nước rồi xếp vào một bình thủy tinh. Sau đó bạn đổ rượu trắng vào đầy bình, đậy nắp thật kín rồi cất ở nơi khô thoáng.

Vài ngày một lần, bạn bỏ hũ rượu ra lắc lên để tinh chất tỏi hòa đều với rượu. Tỏi ngâm đúng sẽ dần đổi từ màu trắng sang màu vàng. Ngâm rượu tỏi tối thiểu 10 ngày sẽ thấy rượu tỏi có màu vàng là có thể sử dụng được.

Cách sử dụng:

Để nâng cao sức khỏe, bạn có thể uống 1 thìa cà phê rượu tỏi 2 lần mỗi ngày, vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.

Tác dụng của rượu tỏi và cách sử dụng rượu tỏi - 3

Cách 2: ngâm rượu tỏi chữa yếu sinh lý

Chuẩn bị:

– Một bình thủy tinh ngâm rượu

– Tỏi đã bóc vỏ

– Đường phèn

– Rượu trắng

Cách ngâm:

– Cho tỏi đã bóc vỏ vào bình sao cho lượng tỏi chiếm khoảng 7/10 dung tích bình.

– Đường phèn giã nhỏ cho nhanh tan rồi đổ một lớp lên tỏi ở trong bình.

– Rót rượu trắng vào cho ngập tỏi và đường rồi bịt kín miệng bình lại.

– Đặt bình rượu tỏi vào nơi thoáng mát. Rượu tỏi ngâm chờ tối thiểu 30 ngày mới được sử dụng. Tuy nhiên, rượu tỏi càng ngâm lâu càng có tác dụng tốt hơn.

Cách sử dụng:

Để chữa yếu sinh lý, uống rượu tỏi 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 25 – 30ml (1 chén con).

Một số lưu ý khi ngâm rượu tỏi:

Rượu tỏi ngâm không đúng cách, tỏi sẽ bị chuyển sang màu xanh. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần lưu ý:

Rất hay:  Cách viết chữ tiếng Nhật cho người mới bắt đầu - Du học TAMAGO

– Chọn củ tỏi đã già để ngâm rượu, không dùng tỏi non, tỏi đã bị mốc hoặc mọc mầm.

– Dùng rượu để rửa tỏi trước khi ngâm (dùng rượu nào để ngâm thì dùng rượu đó để rửa).

– Sao tỏi với lửa nhỏ trong khoảng 3 – 4 phút trước khi ngâm rượu.

Uống rượu tỏi có nóng không?

Uống rượu tỏi có nóng không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Theo các chuyên gia, dù rượu tỏi không gây ra nhiều tác dụng phụ nhưng nếu bạn lạm dụng quá nhiều rượu tỏi sẽ khiến cơ thể bị nóng trong người do gan không đào thải chất rượu kịp thời. Nếu lạm dụng, bạn có thể gặp những tình trạng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, đau dạ dày, rối loại tiêu hóa,…

Lưu ý khi sử dụng rượu tỏi

Rượu tỏi là bài thuốc quý và không tốn kém, có thể phòng và chữa nhiều bệnh lý, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng rượu tỏi, cũng như uống rượu tỏi đúng cách, đúng liều lượng ra sao thì không phải ai cũng biết.

– Nếu muốn dùng rượu tỏi để hỗ trợ điều trị một số vấn đề về sức khỏe, các bạn phải lưu ý những điều sau:

– Uống rượu tỏi 2 lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần uống chỉ khoảng 1 chén con.

– Những người đang bị sốt, mụn nhọt, đau mắt đỏ, trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ đang mang thai không thể uống rượu tỏi.

– Rượu tỏi không nên được sử dụng cho những người có vấn đề về gan, thân, người cao tuổi.

– Những người đang điều trị bằng thuốc, chuẩn bị tiến hành phẫu thuật cũng không được dùng rượu tỏi bởi các thành phần trong tỏi có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc điều trị.

Tốt nhất hãy đến bệnh viện để được thăm khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào để chữa bệnh.