Phòng cách âm là gì?
Phòng cách âm là một kiểu phòng được thiết kế đặc biệt nhằm giới hạn sự truyền âm từ bên ngoài vào bên trong, đảm bảo sự yên tĩnh và không gian riêng tư. Thông qua việc sử dụng vật liệu cách âm chuyên dụng hoặc xây dựng kết cấu tường, vách ngăn chống ồn hợp lý mà năng lượng âm thanh khi xuyên qua bề mặt tường nhỏ hơn so với những bức tường thông thường.
Những bức tường cách âm thường được ứng dụng để cách âm phòng ngủ, quán karaoke, rạp chiếu phim… Bên cạnh việc ứng dụng cách âm để ngăn chặn tiếng ồn từ bên ngoài thì chủ nhà cũng nên áp dụng các giải pháp tiêu âm khác để hạn chế âm thanh trong phòng bị vang, dội.
Phòng cách âm được thiết kế đặc biệt nhằm giới hạn sự truyền âm từ bên ngoài vào bên trong (Nguồn: Internet)
Các loại vật liệu làm vách ngăn phòng cách âm tốt nhất hiện nay
Tấm xi măng DURAflex cách âm
Tấm xi măng DURAflex là một trong những loại vật liệu khi áp dụng thành hệ thống giúp cách âm hiệu quả. Sản phẩm được ứng dụng đa dạng cho tất cả các công trình. Điển hình như: nhà ống, nhà cấp 4 có gác lửng, nhà container giá rẻ, nhà tiền chế 1 mái, nhà khung thép 2 tầng, căn hộ chung cư, biệt thự,… Hay các công trình giải trí như: phòng karaoke, phòng thu âm, quán bar,…
Tấm xi măng DURAflex có khả năng cách âm cao được ứng dụng trong nhiều công trình
Tấm xi măng DURAflex có chiều dày dao động trong khoảng 3.5mm đến 20mm và khả năng cách âm từ 40dB trở lên. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với tường gạch truyền thống như:
– Tích hợp thêm các tính năng chống cháy, chịu nước, chịu ẩm, đặc biệt là chống mối mọt vĩnh viễn.
– Áp dụng công nghệ chưng cất độc quyền của Saint-Gobain mang đến kết cấu vững chắc, chịu lực và chịu tải trọng vô cùng vượt trội.
– Bề mặt phẳng mịn nhờ thành phần được trộn và nghiền siêu mịn. Do đó có thể sử dụng trực tiếp mà không cần phải bả bột.
– Thời gian thi công ngắn, tiết kiệm chi phí cho công trình.
– Thân thiện môi trường, không chứa các thành phần độc hại đến sức khỏe và tính mạng của con người.
– Mẫu mã đa dạng, sang trọng, có tính thẩm mỹ cao.
>> Xem thêm: 50+ Mẫu vách ngăn phòng ngủ kín đáo, sang trọng – Cập nhật mới 2023
BÁO GIÁ NGAY!
Thạch cao
Một trong những giải pháp làm vách ngăn chống ồn hoặc hệ tường cách âm phòng ngủ, nhà ở hiệu quả cao và có độ phổ biến lớn phải kể đến tấm thạch cao. Sản phẩm được làm theo hệ giải pháp bao gồm: thạch cao, khung xương, bông thủy tinh ở lớp giữa, giúp sản phẩm có khả năng cách âm vô cùng tốt. Ngoài ra, thạch cao cũng sở hữu nhiều ưu điểm:
– Tính thẩm mỹ cao, có thể cắt ghép, tạo hình uốn cong dễ dàng.
– Thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
– Không chứa các chất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người, thân thiện với môi trường sống.
Hiện nay hệ thống cách âm từ thạch cao tốt nhất trên thị trường phải kể đến hệ giải pháp tường thạch cao GypWall DW4 và DW1. Tấm thạch cao Vĩnh Tường mang đến khả năng cách âm vượt trội, ngăn chặn âm thanh từ 42-50dB, đảm bảo không gian riêng tư cho phòng ngủ và mang lại sự yên tĩnh cho ngôi nhà.
Sử dụng hệ thống tường thạch cao cách âm Gyproc (Nguồn: Internet)
Bông khoáng cách âm
Bông khoáng là loại vật liệu làm vách ngăn chống ồn, tiêu âm hiệu quả, dễ thi công và có chi phí thấp. Sản phẩm thường được bán dưới dạng cuộn nên được dùng nhiều tại các công trình lớn. Tuy nhiên, bông khoáng không có tính thẩm mỹ cao nên ít được chọn để làm phòng cách âm tại nhà, nhất là ở phòng ngủ.
>> Xem thêm: TOP 12 Vật liệu tấm cách nhiệt chống nóng cho tường nhà hiệu quả năm 2023
Bông khoáng có khả năng cách âm tốt nhưng không được ứng dụng nhiều để làm phòng cách âm tại nhà (Nguồn: Internet)
Cao su non
Đối với các hạng mục công trình có tính chất đặc thù như rạp chiếu phim, quán bar hay karaoke, cao su non đươc trưng dụng hơn cả. Cao su non có khả năng cách âm vượt trội nhờ bề mặt lỗ rỗ tổ ong. Sản phẩm được bọc lót giữa 2 lớp tường để đảm bảo khả năng cách âm tiêu âm cao và yêu cầu thẩm mỹ. Tuy nhiên, sản phẩm này có giá thành khá cao nên các bạn nên cân nhắc ngân sách của mình trước khi lựa chọn cao su non để làm vách ngăn chống ồn.
Sử dụng cao su non để làm vách ngăn chống ồn cho phòng cách âm hiệu quả (Nguồn: Internet)
Tấm xốp XPS cách âm
XPS là vật liệu tổng hợp từ bột Polystyrene được sử dụng phổ biến với công dụng cách âm, cách nhiệt cho tường, trần nhà. Đây là tấm cách âm chống ồn tốt có chứa lượng lớn khí bên trong thông qua các lỗ li ti giúp tách biệt hai môi trường. Vì thế mà tấm xốp XPS được lựa chọn để làm vách cách âm cho các công trình như phòng ngủ, phòng đọc sách, phòng karaoke, rạp chiếu phim,…
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì bạn cũng cần cân nhắc đến một số hạn chế của tấm xốp SPS như:
- Sản phẩm này không có khả năng chống cháy
- Có kích thước lớn nên chi phí vận chuyển sẽ cao hơn các loại vật liệu làm vách cách âm khác.
Tấm xốp XPS là lựa chọn phổ biến để dùng làm vách cách âm (Nguồn: Internet)
Mút xốp cách âm
Mút xốp có cấu trúc từ polyurethane với nhiều lỗ nhỏ li ti giúp hạn chế hiệu quả âm thanh từ môi trường bên ngoài vào trong phòng và ngược lại. Mút xốp có khả năng tiêu âm, cách âm, chống ồn và chống rung nên được sử dụng rộng rãi để làm vách ngăn chống ồn cho phòng thu âm, phòng karaoke,…
Sử dụng mút xốp để làm vách cách âm chống ồn cho phòng thu âm, phòng karaoke,… (Nguồn: Internet)
Miếng dán cách âm
Miếng dán tường cách âm cho phòng ngủ là những tấm xốp lõm, mềm và rỗng, được thiết kế để hấp thụ và phản xạ âm thanh. Sản phẩm có tác dụng giảm tiếng ồn phát ra khỏi phòng ngủ và ảnh hưởng đến các khu vực lân cận.
Tuy nhiên, miếng dán tường có tuổi thọ khá ngắn và có thể bị hư hỏng sau một thời gian sử dụng, gây mất đi vẻ đẹp của căn phòng.
Hơn nữa, sản phẩm còn không được sử dụng đối với các loại tường bị nồm và ẩm quá nhiều.
Sử dụng miếng dán cách âm cho phòng ngủ để giảm tiếng ồn (Nguồn: Internet)
Giải pháp thi công tường cách âm hiệu quả từ tấm xi măng DURAflex
Tấm DURAflex được ứng dụng thi công tường, vách cách âm phòng ngủ, phòng karaoke, phòng cách âm để thu âm thanh… và được ứng dụng đa dạng cho các hạng mục thi công khác như: vách ngăn phòng, tấm lót sàn nhà, tấm lót sàn nhà tắm chống thấm, sàn nâng, sàn vách cho nhà tiền chế, nhà container, nhà khung thép,… hoặc làm vật liệu ốp tường.
Tiêu chuẩn cách âm chống ồn cho tường cơ bản
Độ dày tấm (mm) Độ dày tường vách (mm) Trọng lượng (kg/m2) Chiều cao tối đa (mm) Chống ồn (100 – 3150 Hz) 2 x 15 300 55 8000 69 3×15 550 80 8000 76
Cấu tạo hệ tường cách âm chống ồn 40dB bao gồm:
– Khung xương V-wall 1 lớp
– Bông thủy tinh có trọng lượng 16.8kg/m3 1 lớp
– Tấm DURAflex 2 lớp
Phối cảnh cấu tạo hệ thống cách âm chống ồn từ tấm DURAflex, bông thủy tinh và các phụ kiện đi kèm
Với hệ giải pháp trên đây, tiếng ồn bởi tác động bên ngoài sẽ không còn làm phiền bạn. Hệ tường, vách cách âm DURAflex làm theo hệ thống là lựa chọn tối ưu giúp công trình bạn thêm phần hoàn hảo hơn. Mọi thông tin chi tiết về giải pháp từ tấm DURAflex, vui lòng liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng miễn phí: 18001218 để được hỗ trợ sớm nhất.
Hướng dẫn cách âm cho phòng ngủ hiệu quả bằng nội thất
Bên cạnh việc áp dụng các vật liệu cách âm được đề xuất ở trên thì bạn có thể tham khảo thêm các mẹo lựa chọn nội thất dưới đây để vừa giúp trang trí phòng ngủ vừa có công dụng tiêu âm hiệu quả cho căn phòng.
1. Tận dụng rèm, màn trang trí làm vật dụng cách âm
Rèm chuyên dụng cho cách âm sẽ giúp hấp thụ âm thanh và giảm thiểu tiếng ồn hiệu quả đồng thời sử dụng rèm cho vách ngăn phòng ngủ cũng mang công dụng trang trí, thể hiện gu thẩm mỹ của bạn. Rèm cách âm cho phòng ngủ sẽ phát huy công dụng tốt nhất khi không bị kéo căng. Do đó, một điểm lưu ý khi lắp đặt là bạn nên để rèm hơi trùng một chút và tính toán chính xác độ dài sao cho vừa đủ. Một số loại rèm cách âm, trang trí phòng ngủ hiệu quả trên thị trường có thể kể đến như: rèm cửa blackout, rèm kép,…
>> Đọc thêm: Các vật liệu làm vách ngăn hoàn hảo khu vực ẩm được ưa chuộng hiện nay
Tận dụng rèm, màn trang trí làm vật dụng cách âm hiệu quả cho phòng ngủ (Nguồn: Internet)
2. Lắp đặt cửa cách âm cho phòng ngủ
Cửa cách âm thường được sử dụng rất nhiều trong phòng ngủ, phòng thu, phòng karaoke… với công dụng giảm âm, tiêu âm hiệu quả, mang đến không gian yên tĩnh, thoải mái. Cửa phòng cách âm phổ biến thường được làm từ các vật liệu như nhôm kính, kính cường lực, nhựa cách âm hoặc gỗ ép,…
Lắp đặt cửa chống ồn bằng gỗ, cửa kính có 2 lớp chân không,… để mang đến không gian yên tĩnh (Nguồn: Internet)
3. Sơn tường bằng sơn hấp thụ âm để tự làm phòng cách âm
Sơn cách âm là loại sơn nước chứa các phần tử hấp thụ âm thanh. Chất nhiệt trong sơn cách âm sẽ hấp thụ tốt nhất đối với âm thanh ở mức độ nhẹ như nói chuyện thông thường, TV hoặc nhạc ở cường độ nhỏ. Sử dụng sơn cách âm cho phòng ngủ là giải pháp hiệu quả giúp tiêu âm, giảm tiếng ồn. Các loại sơn cách âm hiện nay trên thị trường chỉ sử dụng trên bề mặt mỏng theo dạng lăn hoặc phun đồng thời chỉ nên phủ với độ dày không quá 2mm.
Sử dụng sơn cách âm cho phòng ngủ là giải pháp hiệu quả giúp tiêu âm, giảm tiếng ồn (Nguồn: Internet)
4. Bịt các khe hở ở cửa phòng
Để giảm thiểu âm thanh bên ngoài lọt vào trong phòng ngủ thì giải pháp bịt các khe hở trên cửa sổ hoặc cửa chính trong phòng sẽ là phương án hữu hiệu. Đối với phần mép, trên dưới hoặc bản lề cửa sổ bạn có thể bịt khe hở bằng xi măng, keo silicon hoặc gioăng nở,… Đối với cửa phòng, bạn có thể lấp khe hở ở chân cửa bằng ron, keo bọt xốp hoặc trát thạch,… để tăng hiệu quả cách âm hiệu quả cho phòng ngủ.
>> Có thể bạn quan tâm: Những vật liệu làm vách ngăn tường phòng ngủ, phòng khách tốt nhất hiện nay
Bịt các khe hở ở cửa phòng để làm giảm tiếng ồn từ bên ngoài vào (Nguồn: Internet)
5. Lắp đặt Door Sill hoặc Door Sweep để cách âm phòng ngủ
Door Sill hoặc Door Sweep hay còn gọi là bậu cửa được lắp đặt sát sàn nhà và thường được làm từ inox. Kết cấu vật liệu có bề mặt được thiết kế gờ nổi nên khi đóng cửa sẽ đảm bảo lấp kín khe hở ở chân cửa và sàn nhà. Nhờ vậy mà hiệu quả cách âm với không gian bên ngoài rất tốt, mang đến không gian yên tĩnh cho căn phòng. Ngoài ra, để tăng hiệu quả bạn cũng nên lắp đặt gioăng cao su bao quanh để hạn chế âm thanh đi qua khe hở tiếp giáp giữa cánh và khung.
Lắp đặt Door Sill hoặc Door Sweep để cách âm cho phòng ngủ (Nguồn: Internet)
6. Tự làm phòng cách âm bằng kính
Cấu tạo của cửa kính cách âm cho phòng ngủ sẽ bao gồm 2 lớp kính cường lực ghép lại với nhau bằng keo dính đặc biệt. Vật liệu này có thể cản lượng lớn âm thanh từ bên ngoài, giúp không gian yên tĩnh. Bên cạnh tính năng chống ồn hiệu quả, kính cách âm còn có khả năng chống tia bức xạ, tia cực tím,… có hại cho sức khỏe.
7. Đặt thảm ngay trước cửa ra vào
Đặt thảm ở cửa ra vào là giải pháp cách âm phòng ngủ giá rẻ, dễ áp dụng. Bên cạnh việc trang trí thì đặt một tấm thảm ngay trước cửa ra vào sẽ giúp hấp thụ tiếng ồn do ma sát giữa cửa và sàn nhà gây ra.
Đặt thảm trước cửa ra vào phòng cách âm để giảm tiếng ồn do ma sát của cửa và sàn nhà (Nguồn: Internet)
8. Tự làm phòng cách âm bằng sàn gỗ
Bạn nên sử dụng sàn gỗ cho phòng cách âm để giảm tiếng ồn hiệu quả. Thông thường, bên dưới sàn gỗ sẽ được lót thêm một lớp mút khi thi công, giúp giảm âm khi di chuyển. Nhưng vì gỗ có giá thành khá cao, lại không có tác dụng chống nước nên các bạn có thể tham khảo Tấm xi măng vân gỗ DURAwood – sản phẩm có công năng tương tự nhưng có thể chịu ẩm, chống cháy, an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm là loại vật liệu thường dùng để thay thế gỗ để làm tường nội thất, sàn gác lửng, sàn nội thất và có vân như gỗ thật.
Sử dụng sàn gỗ để cách âm hiệu quả cho phòng ngủ (Nguồn: Internet)
Lưu ý khi tự làm phòng cách âm tại nhà
Để mang đến một không gian sống yên tĩnh, thoải mái cho cả gia đình, bạn nên lưu ý những điều dưới đây khi làm phòng cách âm tại nhà:
- Cách âm phải đi liền với tiêu âm để âm thanh được rõ ràng và trong trẻo hơn. Đặc biệt là đối với những gian phòng như: phòng karaoke, phòng thu âm, phòng xem phim,…
- Nên lắp đặt máy lạnh, những thiết bị diệt khuẩn khử mùi trong phòng cách âm vì không gian nơi đây khá bí bách.
- Nên xác định các yếu tố như diện tích, vật liệu làm vách cách âm sẽ sử dụng,… trước khi thi công để đảm bảo tính thẩm mỹ cho phòng cách âm.
- Cần lưu ý các nguồn điện để bảo đảm an toàn cho cả gia đình khi sử dụng phòng cách âm.
Bạn cần phải lưu ý đến những vấn đề như: tiêu âm, lắp máy lạnh,… trước khi thi công làm phòng cách âm tại nhà (Nguồn: Internet)
>>> Xem thêm: Ốp tường phòng khách.