Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch cho học sinh, sinh viên

1. Cách viết từng mục trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên

1.1. Mục lý lịch học sinh, sinh viên

Tại trang đầu tiên của sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên hay còn gọi là trang bìa sơ yếu lý lịch các em học sinh, sinh viên cần cung cấp các thông tin sau:

– Họ và tên: Được viết đầy đủ cả họ, tên bằng chữ in hoa có dấu

– Ngày, tháng, năm sinh: Cần điền chính xác về ngày sinh, tháng sinh, năm sinh ( ghi theo: ngày/tháng/năm)

– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: điền nơi chốn được ghi trong sổ hộ khẩu

– Khi cần báo tin cho ai?: Trong phần này các em học sinh, sinh viên có thể lựa chọn điền một vài thông tin của bố hoặc mẹ kèm theo số điện thoại liên lạc.

1.2. Phần bản thân học sinh, sinh viên

Trong trang thứ 2 của sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên là phần chi tiết các thông tin về bản thân:

– Ảnh hồ sơ xin việc: Cần dán ảnh chân dung đã được chụp không quá ba tháng kể từ ngày chụp với kích 4×6, có đóng dấu giáp lai chứng thực của địa phương.

– Họ và tên: ghi đầy đủ bằng chữ in hoa có dấu.

– Ngày, tháng, năm sinh: Cần điền ngày sinh, tháng sinh, và hai số cuối của năm sinh vào 6 ô trong sơ yếu lý lịch.

– Dân tộc: Nếu học sinh thuộc dân tộc kinh thì điền vào ô trống số 1, nếu thuộc dân tộc khác điền vào ô trống số 0

– Tôn giáo: Nếu không thuộc tôn giáo nào thì các em ghi là không, còn nếu có thuộc tôn giáo nào thì ghi các tôn giáo đó vào bên cạnh, không được để trống.

– Thành phần xuất thân: phải đọc kỹ hướng dẫn, nếu xuất thân từ công nhân viên chức thì điền vào ô trống số 1 tương tự như vậy xuất thân từ nông dân thì điền số 2, xuất thân khác điền số 3.

Rất hay:  Cách bật đồng độ sao lưu Google Photos sử dụng mạng di động

– Đối tượng dự thi: Nếu là đối tượng dự thi thì dựa vào giấy báo dự thi và ghi giống như vậy. Nếu không phải là đối tượng ưu tiên thì không cần ghi.

– Kí hiệu trường: Ở ba ô trống bên cạnh, viết mã trường đại học và cao đẳng mà các bạn chọn chuẩn bị đăng kí thi hoặc nhập học.

Ví dụ: Trường các bạn chọn là Đại học Y Hà Nội thì mã trường được quy chuẩn là YHB. Vậy cần điền vào ô mã YHB.

– Số báo danh: Là số báo danh mà học sinh dự thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia.

– Ngày vào đoàn thanh niên Cộng Sản HCM: ghi theo ngày tháng năm trong sổ đoàn

– Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam: ghi theo ngày tháng trong sổ Đảng viên, nếu chưa được vào Đảng thì không cần điền.

– Khen thưởng: kỷ luật: Nếu có các thành tích được khen thưởng hay đã từng bị kỷ luật thì ghi lại, không có ghi là không.

– Giới tính: Điền vào ô trống số 1 cho giới tính nữ, số 0 cho giới tính nam.

Hộ khẩu thường trú: Ghi chính xác địa chỉ cho trùng khớp với sổ hộ khẩu. Ghi rõ ràng đầy đủ: số nhà, thôn, xóm, phường xã, quận huyện, tỉnh thành phố.

– Khu vực tuyển sinh: ở giấy báo dự thi khu vực nào thì ghi trong sơ yếu lý lịch khu vực đó, ví dụ: 1, 2, 2NT, 3.

– Ngành học: Điền mã ngành theo trường mà bạn thi đỗ, viết tên ngành rõ ràng và điền mã ngành vào ô.

– Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ điểm thi của từng môn và ghi tổng điểm thi 3 môn mà trường đại học xét tuyển.

– Điểm thưởng: Có điểm thưởng ghi bên cạnh, nếu không có thì không cần ghi.

– Lý do được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Nếu được thưởng điểm và tuyển thẳng cần ghi rõ lý do, nếu không có thì không cần ghi.

Rất hay:  Gợi ý thực đơn cho người gầy khó hấp thu, hỗ trợ tăng cân

– Năm tốt nghiệp: Là năm mà các bạn sẽ tốt nghiệp trung học phổ thông, ghi 2 số cuối của năm tốt nghiệp, ví dụ bạn tốt nghiệp năm 2019, thì điền số 19.

– Số chứng minh thư nhân dân: Ghi đúng số trên thẻ chứng minh thư nhân dân của mình (Đây là một thông tin vô cùng quan trọng).

– Tóm tắt quá trình học tập: Ghi rõ mốc thời gian học tiểu học cơ sở, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

1.3. Thành phần gia đình

Trong mục thành phần gia đình gồm các thông tin:

– Cha:

Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên của bố, in hoa có dấu

Điền các mục: Quốc tịch, dân tộc, hộ khẩu thường trú, tôn giáo ghi đầy đủ, chi tiết, chính xác.

Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (làm gì, ở đâu?) cần điền thông tin cho 2 giai đoạn: Trước 30 – 4 – 1945 và từ 30 – 4 – 1945 đến nay.

– Mẹ:

Tất cả các mục thông tin đối với Mẹ cách ghi tương tự như mục thông tin Cha.

– Vợ hoặc chồng:

Tại mục này nếu có đã có vợ, hoặc chồng thì ghi thông tin, còn chưa có thì bỏ qua.

1.4. Xác nhận

– Họ và tên của anh, chị, em ruột: Ghi rõ các thông tin như họ tên, tuổi tác, đang học gì, làm gì, ở đâu của anh, chị, em ruột.

– Cam đoan của phía phụ huynh về lời khai của học sinh, sinh viên: Các bạn cần xin chữ kí của phụ huynh, có thể của bố hoặc mẹ để xác nhận lại các thông tin.

– Chữ kí của học sinh, sinh viên: các bạn ký tên mình ở góc bên phải.

Sau khi hoàn thành đầy đủ các mục thông tin được đưa ra trong sơ yếu lý lịch học sinh,sinh viên cần xin xác nhận của chính quyền địa phương như xã, phường nơi mà các em đang sinh sống bằng cách xin chữ ký và dấu xác nhận sơ yếu lý lịch của cán bộ có thẩm quyền.

Rất hay:  Rất Hay Top 23 concierge là gì [Triệu View]

2. Lưu ý khi viết sơ yếu lí lịch học sinh, sinh viên

Khi điền sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

2.1. Viết chữ thật đẹp, cẩn thận

Thông thường, bạn có thể mua mẫu hồ sơ sơ yếu lí lịch ở các nhà sách trên cả nước. Và những phần để trống yêu cầu bạn cần phải viết tay. Khi đó, bạn cần lưu ý viết chữ thật dễ nhìn, rõ nét, cẩn thận để người đọc có thể dễ dàng theo dõi.

Khi viết sơ yếu lí lịch với mục đích xin việc, sự cẩn thận, chỉn chu của bạn còn được đánh giá qua nét chữ. Vì vậy hãy thật lưu ý nhé.

2.2. Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ

Chính xác là yếu tố bắt buộc và quan trọng hàng đầu mà bạn cần quan tâm`khi viết sơ yếu lí lịch. Thông tin sai lệch có thể ảnh hưởng rất nhiều đến bạn và quá trình làm các thủ tục, giấy tờ sau này.

Lưu ý khi viết sơ yếu lí lịch cũng chỉ nên trình bày đầy đủ chứ không nên viết quá dài dòng gây rối mắt, khó hiểu cho người xem.

Trên đây là cách ghi sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viênVieclam123 đã cung cấp. Hy vọng với các thông tin này các em có thể hoàn thiện một bản sơ yếu lý lịch mà không gặp khó khăn, đồng thời không để xảy ra các sai sót.

>> Tham khảo thêm:

  • Tìm hiểu rõ vấn đề áp lực thi cử trong quá trình học tập
  • Tìm hiểu tầm quan trọng và phương pháp tự học đem lại hiệu quả
  • Làm thế nào để các bạn học sinh gặp may mắn trong học tập?