Là một tín đồ làm đẹp, chắc hẳn bạn hiểu được rằng, chăm sóc tóc cũng quan trọng như chăm sóc da mặt. Đôi khi việc để lại ấn tượng cho mọi người ngay từ lần gặp đầu tiên thông qua mùi hương của mái tóc là rất quan trọng. Vậy gội đầu như thế nào mới đúng để giúp mái tóc sạch, khỏe mạnh và thơm lâu? Ở bài viết này, Cỏ Mềm sẽ hướng dẫn bạn cách gội đầu đúng cách để có mái tóc bồng bềnh, suôn mượt cùng mùi hương ấn tượng nhé!
🟢Cách gội đầu đúng cách: Quy trình chuẩn
Bạn có hay thắc mắc, tại sao khi bạn gội đầu tại các salon tóc lại bóng mượt và thơm lâu không? Thực ra, bí quyết nằm ở quy trình gội. Cỏ Mềm sẽ chia sẻ đến bạn các bước gội đầu đúng cách nhanh và sạch dưới đây:
Bước 1: Chải tóc trước khi gội đầu: Đầu tiên, để giảm rụng tóc khi gội đầu, bạn nên dùng lược răng thưa để chải tóc. Nên chải phần đuôi tóc, nơi tóc có xu hướng bị rối, đầu tiên chải nhẹ, sau đó chải toàn bộ tóc. Đối với tóc xoăn, bạn có thể làm ướt tóc trước khi chải, nhưng chỉ được chải bằng tay.
Bước 2: Tạo bọt cho dầu gội trước khi thoa lên tóc: Đây là bước mà nhiều người mắc sai lầm, đó là đổ trực tiếp dầu gội lên tóc rồi mới tạo bọt. Điều này có thể gây hại cho tóc và da đầu của bạn. Vì lượng dầu gội sẽ phân bổ không đều khiến da đầu không được làm sạch triệt để. Đối với da đầu nhạy cảm, nếu thoa dầu gội trực tiếp lên tóc sẽ khiến cho da đầu dễ bị kích ứng. Vì vậy, bạn hãy tạo bọt cho dầu gội trước khi thoa lên tóc để giúp mái tóc sạch sâu hơn.
Bước 3: Sử dụng nước ấm nhẹ để gội đầu: Lựa chọn nhiệt độ của nước phù hợp để gội đầu cũng là một bước trong quy trình gội đem lại hiệu quả tốt nhất. Gội đầu bằng nước ấm giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và mang lại cảm giác thư thái hơn. Ngoài ra, nước ấm sẽ làm sạch triệt để hơn các gốc dầu và bụi bẩn trên góc.
Bước 4: Gội sạch từ da đầu rồi mới đến ngọn tóc: Chúng ta nên gội sạch da đầu trước rồi mới làm sạch phần đuôi tóc. Bởi hầu hết bụi bẩn và dầu thừa đều tích tụ ở phần chân tóc. Nếu làm sạch chân tóc, tóc sẽ chắc khỏe hơn, giảm tình trạng rụng tóc.
Bước 5: Lau cho tóc bớt nước rồi mới gội dầu xả: Mọi người thường có thói quen sử dụng dầu xả ngay sau khi gội đầu nhưng đây là cách làm sai lầm. Thông thường, vi phần dầu sẽ nổi lên trên mặt nước nên chúng ta phải lau cho bớt nước trên tóc để dầu xả có thể bám vào tóc và cung cấp dưỡng chất giúp làm mềm tóc.
Bước 6: Để tóc khô tự nhiên được 60% rồi sấy tóc: Để có được mái tóc dài, dày và bồng bềnh, bạn nên để tóc khô tự nhiên hoặc lau bằng khăn bông cho tóc khô khoảng 60% rồi sấy tóc.
Có thể mẹ bầu sẽ quan tâm: #4 Tư thế gội đầu cho bà bầu TỐT NHẤT cho cả “mẹ & bé”
🟢7 Lưu ý khi gội đầu để tóc mượt và thơm lâu
Gội đầu thường xuyên không chỉ giúp bạn có mái tóc suôn mượt, sạch sẽ mà còn lưu lại hương thơm trên mái tóc. Tuy nhiên, để giữ mùi hương bền lâu trên mái tóc, bạn phải biết những mẹo sau:
– Nhiệt độ nước: Nước ấm gội đầu là thích hợp nhất, vì nước ấm giúp lưu thông máu và đem lại cảm giác thoải mái cho da đầu. Ngoài ra, sử dụng nước ẩm khi gội đầu còn là cách gội đầu sạch và mượt, loại bỏ triệt để bụi bẩn và dầu thừa trên da đầu.
– Massage da đầu: Để giúp mái tóc mượt và thơm lâu, bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu vào dầu gội và dầu xả, sau đó massage nhẹ nhàng.
– Tạo bọt cho da đầu: Tạo bọt dầu gội trước khi cho lên da đầu là cách gội đầu thơm lâu bạn cần đặc biệt ghi nhớ.
– Ủ tóc: Nên ủ tóc 2 lần/tuần để giúp mái tóc không còn bị khô rối, đồng thời giúp hương thơm của dầu ủ tóc bám lại trên tóc lâu hơn.
– Xả tóc: Sử dụng dầu xả là rất quan trọng bởi bước này sẽ giúp mái tóc được nuôi dưỡng từ sâu bên trong.
– Chải tóc khi gội: Để giảm thiểu tình trạng tóc gãy rụng và hư tổn thì việc chải tóc trước khi gội đầu là rất quan trọng.
– Làm khô tóc sau khi gội: Bạn nên đợi tóc khô hẳn rồi mới đi ngủ để tránh tình trạng tóc bị ẩm, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Tham khảo gội đầu sau khi uốn tóc:
– #9++Cách gội đầu sau khi uốn tóc THẢ GA “0 lo bay màu”
– Cách gội đầu sạch gàu xoá tan cơn ngứa dữ dội
🟢Tần suất gội đầu tốt nhất
Gội đầu là bước quan trọng giúp làm sạch và bảo vệ da đầu. Vậy nên gội đầu với tần suất như thế nào thì phù hợp?
Gội đầu nhiều có tốt không? Đối với hầu hết các loại tóc và da đầu, tần suất gội đầu hợp lý là 2 – 3 ngày/lần/tuần. Nếu da đầu của bạn nhiều dầu hoặc tóc quá mỏng, bạn có thể gội đầu cách ngày 1 lần. Sau khi gội đầu, bạn cần chú ý lau khô tóc nhẹ nhàng bằng khăn. Nguyên nhân vì lúc này tóc rất yếu và dễ gãy rụng. Việc chà xát mạnh sẽ khiến tóc rụng nhiều hơn và ngọn tóc bị khô xơ.
Những tips gội đầu tại nhà ngăn rụng đến 99%:
– Gội đầu bằng chanh đơn giản tại nhà, làm sáng màu, dưỡng tóc tốt nhất
– Gội đầu bằng nước vo gạo đem đến các tác dụng thần thánh nhất
🟢Những sai lầm tưởng tốt nhưng thực tế lại hại cho tóc
Giữ được 1 mái tóc suôn mượt, khỏe mạnh không phải là chuyện dễ dàng. Vì vậy, bạn đừng mắc phải những sai lầm tưởng chừng như tốt cho tóc nhưng thực chất lại gây hại đến mái tóc như dưới đây:
-
Gãi da đầu trực tiếp bằng móng tay: Thói quen này làm bạn có cảm giác đầu sạch gàu và bụi bẩn. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân gây hại cho da đầu và các nang tóc, khiến tóc không phát triển tốt;
-
Chải tóc khi tóc vừa mới gội xong hoặc khi còn đang ướt: Sẽ vô tình khiến tóc bị rụng nhiều, dễ đứt gãy và hư tổn;
-
Gội đầu bằng nước nóng: Khiến da đầu bị đỏ, tổn thương và gây hại đến tóc;
-
Cho dầu gội lên da đầu khi chưa làm ướt hoàn toàn tóc: Sẽ khiến cho lượng dầu gội phân bổ không đều, nên không thể làm sạch tóc hoàn toàn;
-
Sử dụng dầu xả thoa trực tiếp lên da đầu, đặc biệt là phần chân tóc: Sẽ khiến cho tóc nhanh bị bết, bám bụi bẩn và tích tụ nhiều dầu;
-
Dùng khăn để ủ khô tóc: Khiến tóc mất đi mùi thơm và dễ bị gãy rụng;
-
Thoa phần dầu gội lên cả phần ngọn tóc: Khiến cho phần đuôi tóc bị khô, xơ hơn.
Những cách gội đầu đúng cách và một vài lưu ý ở bài viết này sẽ giúp các bạn biết chăm sóc tóc của mình, giúp mái tóc trở nên khỏe mạnh, không còn khô, xơ hay gãy rụng. Đặc biệt, khả năng lưu hương trên mái tóc nhờ những chia sẻ nhỏ trên đây chắc chắn sẽ khiến bạn ghi điểm trong tim đối phương đó!