Cách làm bể lọc nước giếng khoan đơn giản, hiệu quả tại nhà

Trong các bài viết “Xử lý nước giếng khoan thành nước sinh hoạt” và “Tìm hiểu chất lượng và xử lý nước ngầm, nước bề mặt” chúng tôi đã cố gắng cung cấp nhiều thông tin về nguyên nhân ô nhiễm; các thành phần ô nhiễm gây ra các bệnh nguy hiểm cho người và các sự cố cho sản xuất; các phương án xử lý khi năng suất lớn. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến cách làm bể lọc nước giếng khoan cho năng suất nhỏ mà chủ yếu dùng cho từng gia đình đến cụm dân cư để tham khảo và thảo luận khi có nhu cầu.

Các từ bình dân phổ biến thường dùng cho nguồn nước giếng bị ô nhiễm như Nước phèn, nước chua, nước có mùi tanh… Chúng ta cùng tìm hiểu cách xử lý nước giếng khoan có năng suất nhỏ có gì khác biệt trên quy mô công nghiệp? Về nguyên tắc thì công nghệ xử lý của hệ thống nhỏ cũng tương tự hệ thống năng suất lớn nhưng do đặc thù từng cụm gia đình, vùng sâu vùng xa thì có sự thay đổi linh hoạt và kết hợp các công đoạn là thành các khối đơn giản hơn.

Bể lọc nước giếng khoan là gì?

Nước từ giếng đào theo truyền thống hoặc khoan sâu theo hiện đại, có thể chứa các thành phần nguy hại như Sắt, Mangan, Asen… sẽ được oxi hoá để chuyển từ hợp chất hoà tan thành chất có thể lắng, lọc và tách ra khỏi nước.

Oxi hoá là bước rất cần thiết và thực hiện đầu tiên. Sau đây có vài cách để oxi hoá:

Cách 1: Dàn mưa hay dàn phun nước

Oxi hoá từ không khí bằng cách dàn mưa sau đó lắng ở đáy. Đây là cách đơn giản nhất, tiết kiệm điện nhưng có thể lượng oxi không đủ do giọt nước phun ra lớn và thời gian tiếp xúc oxi quá ngắn. Mặt thoáng rộng cũng tốt để tiếp tục lấy oxi từ mặt thoáng như tốn diện tích nhiều và cần có thời gian dài.

Cách 2: Cung cấp oxi cưỡng bức

Cách thổi không khí trực tiếp vào nước theo hướng từ đáy tháp lên, ngược chiều với nước giếng được phun sương từ trên xuống để vừa cấp oxi hóa Fe2++; Mn2+…, vừa tách khí H2S, CO2, CH4 ra ngoài. Cách này cũng cải thiện được mùi và nâng pH của nước giếng. Tuỳ thuộc vào mùi mà có thể chọn phần thoát khí sau khi oxi hoá ở dạng tự do gọi là tháp hở hay tháp kín hoặc thổi khí trực tiếp vào nước.

Bằng việc kết hợp lắng lọc bên dưới của tháp sẽ tiết kiệm đường kính nhưng cần chiều cao đủ để thực hiện công trình. Đường kính tuỳ thuộc vào tính chất của nước giếng có thể tham khảo năng suất (m3/h) / đường kính tháp (m) = 10 / 1.5-2.0; 15 / 2.0-2.5; 25 / 2.5-3.0… tuy nhiên phương án này không nên sử dụng cho năng suất nhỏ từng hộ gia đình vì phương án tốn kém

Cách 3: Sử dụng bộ phối trộn khí gọi là Injector:

Đây là thiết bị đơn giản được chế tạo bằng vật liệu không hay ít ăn mòn như nhựa hoặc Inox để hạn chế bảo trì, mang lại hiệu quả cao cho các năng suất khác nhau

Cách 4: Oxi hoá bằng hoá chất:

Một số hoá chất được dùng để vừa oxi hoá vừa tiệt trùng như H2O2; Thuốc tím; Chlorine… tuy nhiên nước giếng lượng vi sinh thấp hoặc không có ( chủ yếu vi sinh oxi hoá sắt ) và tránh phụ thuộc vào lúc nào cũng cần hoá chất đặc biệt vùng sâu vùng xa thì có thể sử dụng máy tạo Ozone để tiệt trùng sau khi xử lý.

Cấu tạo và bản vẽ bể lọc nước giếng khoan

Cấu tạo bể lọc giếng cho năng suất nhỏ, từng gia đình thì đơn giản gồm có 3 phần: (1) OXI HOÁ -> (2) LẮNG + LỌC -> (3) BỂ NƯỚC SẠCH

Rất hay:  Hướng dẫn chặn quảng cáo Google Chrome trên Android trong 1

Thể tích từng ngăn phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào và nhu cầu sử dụng

Hướng dẫn cách làm bể lọc nước giếng khoan đơn giản, hiệu quả

Xử lý nước giếng khoan

Xử lý nước giếng là loại bỏ mọi thành phần nguy hại ảnh hưởng đến trực tiếp đến sức khoẻ, trong đó chất lượng sau xử lý dựa trên chất lượng nước thuỷ cục hiện hành của Bộ Y tế QCVN 01-1:2018/BYT

Xác định các chất ô nhiễm trong nước

Chất lượng nước giếng phụ thuộc vào từng vùng, độ sâu giếng, các mùa trong năm, đặc biệt là các giếng đào truyền thống bị tràn vào khi mùa lũ…

Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước, tuy nhiên nên thực hiện từng bước như sau:

  • Bước 1: Xác định chất lượng theo cảm quan: Màu, mùi, vị có gì bất thường không. Đây là cách nhanh nhất mà không tốn chi phí nào. Tuy nhiên việc này mang cảm tính, chưa kết luận được là đạt yêu cầu nếu chỉ có màu mùi vị đã đạt
  • Bước 2: Kiểm tra các chỉ số phổ biến như sắt, mangan, pH, TDS, độ cứng, Asen…
  • Bước 3: Xét nghiệm tổng thể theo chuẩn QCVN 09-MT: 2015/BTNMT

Chuẩn bị trước khi xây bể lọc

Sau khi xét nghiệm nước để đánh giá mức độ nguy hại và nhu cầu về số lượng, chất lượng thì sẽ tiến hành xây bể lọc.

Giả sử rằng các chỉ số nước là đạt thì cũng nên ngăn ngừa chất bẩn trong quá trình sử dụng, đơn giản và phổ biến nhất là bộ lọc tinh 10 – 50 micro và lọc than hoạt tính.

Trong trường hợp không đảm bảo chất lượng thì tiến hành xử lý. Việc dùng nước giếng hiện nay tại các trung tâm thành phố đã bị cấm hoặc hạn chế, chỉ các khu chưa có nước thuỷ cục hoặc vùng ven đến nông thôn được phép. Trong đó diện tích xây bể và chi phí là 2 yếu tố cần thiết. Xây dựng bằng bể bê tông hoặc bồn nhựa được xem là phương án tiết kiệm và có độ bền

Tiến hành làm bể lọc nước giếng khoan

Bước 1: Xây dựng bể lọc nước

Tại bể lắng nên có vận tốc lắng càng thấp càng tốt, chằng hạn 1m3 / giờ thì cần diện tích bể lớn hơn 2.0 m2 hay đường kính hơn 1.6 m. Để tránh trường hợp khi cần nước lượng nước nhiều thì bể chứa nước sạch càng lớn càng tốt và nên 2 – 4 lần thể tích sử dụng trong ngày vì còn phải dùng nước sạch để rửa ngược vật liệu lọc. Nếu ngoài mục đích sinh hoạt còn có các nhu cầu khác như nước để vệ sinh, tưới cây… thì cần điều chỉnh thể tích bể nước sạch cho phù hợp

Bước 2: Lắp đặt giàn phun mưa

Việc lắp đặt giàn mưa là đơn giản nhất nhưng chỉ áp dụng cho nguồn nước tương đối sạch và nhu cầu sử dụng ít. Nếu bẩn hơn và lưu lượng nhiều hơn thì nên dùng oxi hóa cưỡng bức để mang lại xử lý triệt để như đã trình bày ở trên

Bước 3: Sắp xếp các vật liệu lọc

Cấu tạo bể Lắng Lọc gồm các lớp như hình minh hoạ bên dưới.

  • Phía trên là lớp cát sạch mịn để giữ lại bẩn sắt, chất nguy hại khác đã oxi hoá và lắng mà từ thường dùng là lọc phèn. Tại đây có van xả phèn, bẩn để khi rửa định kỳ, có thể là rửa ngược bằng dòng nước từ đáy có áp lực bằng bơm hoặc do độ chênh áp từ bồn nước sạch ở độ cao 7 – 10 m hoặc bằng bơm hoặc có thể xịt sạch trên bề mặt.
  • Bên dưới là các lớp vật liệu có kích thước khác nhau để tăng khả kết bám để lọc hiệu quả, kích thước hạt sẽ tăng dần từ lớp mặt đến đáy và độ dày từng lớp từ 10 – 30 cm như trên.
  • Việc bổ sung vật liệu lọc chuyên dụng cũng tăng khả năng lọc sắt, mangan và các hợp chất mùi, hữu cơ trong bể lọc; hoặc hạt nâng pH để cải thiện độ pH của nước sau xử lý
  • Cuối cùng là ống thu nước sau khi đã lọc để chuyển sang bồn chứa nước sạch
Rất hay:  Xem Ngay Top 20+ kế hoạch là gì [Quá Ok Luôn]

Bước 4: Vệ sinh bồn lọc nước

Việc vệ sinh này rất cần thiết, tuỳ thuộc vào độ bẩn từ nước giếng mà có lịch phù hợp, tuy nhiên vẫn dựa trên cảm quan để thực hiện, có thể 1 lần / tuần

  • Rửa nhanh định kỳ cho bề mặt: Dùng dòng nước xịt lớp phèn lắng và xả bỏ qua van.
  • Rửa toàn bộ vật liệu lọc: Dùng nước sạch sau lọc để rửa ngược từ ống thu tại đáy bằng dòng nước có áp lực đủ mạnh. Nước rửa sẽ xả bỏ ra ống thoát.

Đối với lõi lọc thì thay định kỳ, có thể 1 – 2 tháng / 1 lần là phù hợp.

Bước 5: Bình lọc áp lực

Việc bố trí các lớp vật liệu trên trong 1 bình lọc gọi là lọc áp lực vì do trở lực của vật liệu lọc, lõi lọc nên cần có áp từ 1 – 3 bar để lọc và rửa ngược. Bình lọc áp lực gồm vỏ bằng Composite ( FRP ) hoặc Inox và van điều khiển, bên trong có các vật liệu lọc như bên dưới

Việc rửa ngược của bình lọc áp lực cũng đơn giản là xoay chuyển van về chế độ rửa ngược đã chỉ định trên van. Do dòng chảy xả bỏ độc lập với dòng nước sạch nên hoàn toàn yên tâm khi rửa ngược. Thời gian rửa ngược từ 10 – 30 phút tuỳ thực tế.

Bước 6: Xử lý vi khuẩn cho nước sau xử lý

Nói chung nước giếng chứa lượng vi khuẩn rất thấp mà chủ yếu là vi khuẩn oxi hoá sắt, nhưng tại bể lọc thì vi sinh phát triển trong đó có cả vi sinh có lợi để giảm Amoni nhưng lại có hại cho sức khỏe. Do đó nước giếng sau khi xử lý không được uống trực tiếp mà phải tiệt trùng, trong đó đun sôi là cần thiết.

Nước để cho rửa rau cũng cần đã được tiệt trùng.

Diệt khuẩn có thể dùng đèn UV, máy Ozone hoặc dùng Cloramin B.

Cloramin B

Cloramin B (công thức Cloramin B là C6H5SO2NClNa.3H20) có hàm lượng 25 – 27% hoạt tính. Sử dụng dạng viên thì đơn giản hơn dạng bột do có trọng lượng đã ghi rõ. Lượng dùng để tiệt trùng nước có thể tham khảo như sau:

Cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước ( hoặc 1 gram sử dụng cho 100L) đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.

Tại sao cần lắp đặt bể lọc nước giếng khoan cho gia đình?

Ở nơi có nguồn nước ổn định về số lượng và chất lượng như trung tâm thành phố thì không còn phải lo lắng về thiết hụt nước (tuy nhiên nhiều gia đình cũng đã có bồn chứa nước riêng và có thể xử lý lọc lại trước khi sử dụng ) thì những nơi không ổn định, nơi chưa có nguồn cấp thì cần phải chủ động, vì đây là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống.

Xử lý nước giếng khoan chi phí không cao bằng xử lý nước nhiễm mặn (phải lọc bằng hệ thống lọc nước RO). Nếu dùng nước mưa thì phụ thuộc vào thời tiết và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.

Để tiết kiệm chi phí thì các hộ gia đình gần kề nên xử chung rồi phân phối đến từng hộ thì tốt hơn riêng lẻ.

Rất hay:  Bật mí cách chọn mít ngon, làm mít nhanh chín, bí quyết bổ và xử lý nh

Tuy nhiên nước giếng còn phụ thuộc theo mùa, thường mùa khô mực nước thấp xuống đáng kể và nếu không có điện thì không thể bơm nước lên được trong khi bơm nước giếng bằng tay thì ngày nay không còn phổ biến nhiều.

Do đó bồn lọc nước sau khi lọc nên có thể tích lớn để dự phòng khi cần thiết.

Nước giếng bị nhiễm vi khuẩn và các xử lý trường hợp khẩn cấp

Như đã đề cập, lượng vi khuẩn trong nước giếng rất thấp; giếng khoan thấp giếng đào truyền thống, tuy nhiên trường hợp bị lũ lụt làm nước bề mặt tràn vào giếng thì sẽ mang theo lượng vi khuẩn, chất bẩn, có khi cả xác chết động vật, thực vật, chất bẩn chảy ngược từ hệ thống nước thải, từ nhà vệ sinh… thì nước bị ô nhiễm trầm trọng. Rất nguy hiểm nếu dùng trực tiếp, do đó cần xử lý nhanh khẩn cấp nhằm phòng chống các dịch, bệnh lây qua đường tiêu hóa như tay chân miệng, tả, lỵ, thương hàn… mà trong đó dùng hoá chất là biện pháp nhanh nhất.

Việc này rất khẩn cấp và cần thiết, đã được Bộ Y Tế xem trọng và đã hướng dẫn.

Nếu giếng đào bị chất bẩn tràn vào thì việc đầu tiên là vệ sinh giếng bằng cách:

  • Nếu có điện và bơm thì hút sạch giếng bằng bơm, đồng thời xịt sạch giếng, đợi thời gian ngắn thì nước sẽ có lại, sau đó dùng Cloramin B hoà tan trước và cho vào giếng, làm cho đều để hiệu quả khử trùng cao. Nếu nước sau khi vệ sinh mà còn bẩn thì dùng cần cho lắng chất bẩn bằng phèn chua, đợi sau khoảng 30 phút nước trong thì tiếp tục tiệt trùng bằng Cloramin B
  • Nếu không có điện, bơm thì dùng các gàu múc nước chìm sâu xuống giếng, kéo mạnh gàu lên khoảng 10 – 20 lần rồi để yên khoảng 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết sau đó tiếp tục tiến hành khử trùng. Nếu có phèn chua thì cần dùng để tăng nhanh lắng.

Phèn chua (muối Sunphat của Kali và nhôm KAl(SO₄)₂·12H₂O) với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hòa lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

Tại sao nên chọn giải pháp xử lý nước giếng khoan tại Công ty Hợp Nhất?

Đây không chỉ là chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động mà chúng tôi rất quan tâm đến chất lượng nước cho nhu cầu cá nhân từng gia đình và quy mô công ty. Nhiều khách hàng đã tin tưởng lựa chọn giải pháp xử lý nước giếng khoan tại Công ty Hợp Nhất vì nhiều lý do:

  • Có đầy đủ kỹ sư chuyên ngành đến phương tiện, thiết bị, phòng thí nghiệm để kiểm tra nguồn nước và lên phương án.
  • Trên nền tảng công nghệ Nhật bản.
  • Chất lượng theo ISO-9001.
  • Đã thực hiện nhiều công trình với chi phí thấp, dễ vận hành và bảo trì.
  • Đội ngũ bảo trì nhanh, kiểm tra định kỳ chất lượng nước.
  • Đã giúp, hướng dẫn miễn phí cho nhiều hộ gia đình để tự xử lý bằng tận dụng các thiết bị đã có sẵn của gia đình để xử lý có chi phí thấp nhất.

Hãy liên lạc với chúng tôi để có hỗ trợ miễn phí kiểm tra nguồn nước và phương án tốt nhất.

Xem thêm các bài viết khác:

>> Hệ thống làm mềm nước cứng

>> Xử lý nước sông thành nước sinh hoạt