Cách tính điểm học kỳ, điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ

1. Các quy định về tín chỉ:

Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức trong môi trường giáo dục đại học. Xác định các kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định. Cùng với xác định điều kiện, đảm bảo số lượng, chất lượng trong kỳ học, trong chương trình học.

Hiện nay phần lớn các trường thực hiện hình thức đào tạo tín chỉ thay vì lịch học cố định được trường sắp xếp. Bởi nhu cầu học đại học là định hướng phát triển công việc tương lai. Cho nên việc lựa chọn môn học, ngành học là cần thiết đối với các sinh viên.

Quy chế đào tạo đại học có quy định đối với lượng tín chỉ cần đảm bảo. Một tín chỉ được quy định bằng:

+ 15 tiết học lý thuyết;

+ 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận;

+ 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở;

+ 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Từ đó để tính toán các tiết học tương ứng với các môn học khác nhau. Dựa trên số tín chỉ, cơ sở đào tạo sắp xếp buổi học phù hợp, đảm bảo chất lượng kiến thức tiếp thu.

Quy chế về tín chỉ được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:

+ Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được 1 tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Tức là giờ học để lĩnh hội và tổng hợp kiến thức. Có thể học lý thuyết để tiếp thu dưới dạng kiến thức lý luận. Hoặc các hình thức học cung cấp chuyên môn, vận dụng khác.

+ Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường. Để sinh viên được tiếp cận với mức độ kiến thức cần thiết. Như sự khác nhau giữa các khối đào tạo chuyên ngành hoặc không.

+ Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.

+ Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Học theo hình thức tín chỉ giúp sinh viên tiếp cận tốt hơn với chuyên ngành học. Đặc biệt có thể định hướng học tập các môn cần thiết củng cố kỹ năng. Các môn học bắt buộc được trường tổ chức dạy để sinh viên được tiếp cận kiến thức nền tảng. Trong khi các môn tự chọn giúp sinh viên tìm kiếm ngành học, các kiến thức yêu thích liên quan. Kiến thức tích lũy một cách chuyên sâu hơn.

Rất hay:  Hướng dẫn bật Bluetooth trên laptop Windows

2. Điểm tính theo hình thức tín chỉ:

– Bước vào môi trường đại học, đa phần sinh viên sẽ phải làm quen và học theo hình thức tín chỉ. Sinh viên được đánh giá dựa trên điểm tích lũy của từng môn theo hệ số 4, hoặc hệ điểm 10. Điểm tích lũy là điểm trung bình chung tất cả các môn học trong cả khóa học của mình. Sau mỗi kỳ học, điểm tổng kết cũng được tính dựa trên các điểm thành phần. Từ đó nhằm xác định cho điểm tốt nghiệp đại học. Dựa vào điểm tích lũy để xác định bằng khi ra trường của người học.

– Điểm theo hình thức tín chỉ được xác định dựa trên thang điểm 10. Bao gồm điểm chuyên cần, điểm bài tập lớn, điểm thi cuối kỳ,… Các đầu điểm được xác định trong chương trình đạo tạo của cơ sở. Tùy theo quy chế của nhà trường để tổ chức việc học, thi và phấn đấu của sinh viên. Thang điểm 10 sẽ được quy đổi sang thang chữ và thang điểm hệ 4 để xác định bằng khi ra trường của sinh viên.

Khi tốt nghiệp, thang điểm 4 sẽ được sử dụng để đánh giá chất lượng, kết quả học tập. Bên cạnh thang điểm chữ phản ánh loại bằng, đánh giá xếp loại tốt nghiệp của sinh viên. Ví dụ như đánh giá kỹ sư tốt nghiệp bằng giỏi, khá, trung bình,… Hoặc đánh giá các cử nhân trong môi trường đào tạo của ngành học.

3. Cách tính điểm theo tín chỉ:

Các thang điểm được sử dụng:

Thông thường, theo thang điểm 10 nếu sinh viên có điểm tích lũy dưới 4,0 sẽ học lại hoặc thi lại học phần đó. Đây là điểm ở mức không đảm bảo tiếp thu kiến thức của môn học. Tùy thuộc vào cơ sở giáo dục tổ chức học lại hoặc thi lại để các sinh viên hoàn thành chương trình môn học đó.

Trường cũng quyết định số lần thi lại của sinh viên hoặc sẽ học lại môn học đó mà không được thi lại. Để đảm bảo hiệu quả học tập, tiếp thu kiến thức.

Theo đó, các quy đổi điểm được xác định như sau:

+ Từ 4.0 – dưới 5.0 được quy sang điểm chữ là D và theo hệ số 4 sẽ được 1.0.

+ Từ 5.0 đến dưới 5.5 quy sang điểm chữ là D+ và hệ số 4 là 1.5.

+ Từ 5.5 đến dưới 6.5 quy sang điểm chữ là C và hệ số 4 là 2.0

+ Từ 6.5 đến dưới 7.0 quy sang điểm chữ là C+ và hệ số 4 là 2.5.

+ Từ 7.0 đến dưới 8.0 quy sang điểm chữ là B và hệ số 4 là 3.0

+ Từ 8.0 đến dưới 8.5 quy sang điểm chữ là B+ và hệ số 4 là 3.5.

Rất hay:  HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG TAB TRONG

+ Từ 8.5 đến dưới 9.0 quy sang điểm chữ là A và hệ số 4 là 3.7.

+ Từ 9.0 trở lên quy sang điểm chữ là A+ và hệ số 4 là 4.0.

Tùy thuộc vào mỗi trường đại học sẽ có thêm mức điểm C+, B+, A+. Khi đó, các điểm số quy đổi tương ứng xác định cụ thể hơn cho năng lực của người học. Nhưng đại đa số các trường đều quy đổi điểm như trên. Việc quy đổi điểm càng chi tiết giúp phản ánh năng lực của sinh viên ở các khung năng lực khác nhau. Điều đó mang đến ý nghĩa trong đánh giá và xếp loại.

4. Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 10:

Theo hệ thống tín chỉ tại Việt Nam quy định cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ phụ thuộc vào điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần. Giúp đánh giá kết quả học tập trong kỳ và bài thi tổng kết cuối cùng.

Tất cả sẽ được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân. Qua đó xác định hệ số tổng kết phản ánh theo thang điểm 10. Khi tiến hành đánh giá xếp loại cuối kỳ, mới thực hiện chuyển đổi sang hệ điểm 4. Khi tính điểm tốt nghiệp đại học mới chuyển sang hệ điểm chữ.

Học lực sẽ tương ứng với thang điểm sau:

– Từ 8.0 – 10: Giỏi.

– Từ (6.5 – 7.9): Khá.

– Từ (5.0 – 6,4): Trung bình.

– Từ (3.5 – 4,9): Yếu.

Ngoài ra cũng có thêm đánh giá ở mức xuất sắc.

Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm chữ:

Việc xếp loại học lực đại học theo thang điểm chữ được đánh giá như sau:

– Điểm A từ 8.5- 10: Giỏi

– Điểm B+ từ 8.0 – 8.4: Khá giỏi

– Điểm B từ 7.0 – 7.9: Khá

– Điểm C+ từ 6.5 – 6.9: Trung bình khá

– Điểm C từ 5.5 – 6,4: Trung bình

– Điểm D+ từ 5.0 – 5.4: Trung bình yếu

– Điểm D từ 4.0 – 4.9: Yếu

– Điểm F dưới 4.0: Kém

Những sinh viên đạt điểm D ở các học phần nào thì sẽ được học cải thiện điểm của học phần đó. Hoặc cũng phải tiến hành học lại nếu trường không tổ chức thi. Nếu sinh viên bị điểm F ở học phần thì phải đăng ký học lại từ đầu theo quy định của nhà trường. Để đảm bảo hiệu quả giáo dục và tiếp thu môn học. Các môn học thường có liên quan, củng cố kiến thức cho nhau. Nên cần đảm bảo chất lượng học tập của các môn để có nền tảng cho các môn học sau.

Rất hay:  9 cách bổ dưa hấu đẹp mắt, dễ làm, ai nhìn cũng khen - VinID

5. Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 4:

Thang điểm 4 được xác định cho điểm tổng kết cuối kỳ hoặc xét tốt nghiệp. Để có thể tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy của mỗi sinh viên theo hệ thống tín chỉ. Thì tương ứng với mỗi mức điểm chữ của mỗi học phần sẽ được quy đổi qua điểm số như sau:

– A tương ứng với 4.

– B+ tương ứng với 3.5.

– B tương ứng với 3.

– C+ tương ứng với 2.5.

– Điểm C tương ứng với 2.

– D+ tương ứng với 1.5.

– D tương ứng với 1.

– Điểm F tương ứng với 0.

Ngoài ra có thể xác định điểm A+ tùy theo chương trình đào tạo của các trường. Nhằm phân loại sinh viên có lực học suất sắc, được đánh giá cao hơn về khả năng tiếp thu bài.

Đánh giá xếp loại học lực:

Đánh giá giúp nhận định chất lượng học tập, rèn luyện của sinh viên. Là cơ sở để cấp bằng, xác định loại bằng tương đương. Sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

+ Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;

+ Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;

+ Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;

+ Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49;

+ Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.

Từ đó có các điều chỉnh hay đánh giá lực học của kỳ. Đồng thời mang đến tổng hợp để đánh giá chất lượng sinh viên đầu ra. Để đủ điều kiện ra trường, sinh viên phải tích lũy đủ số tín, các môn bắt buộc học hay tỷ lệ học nhất định theo quy chế của trường. Đồng thời đạt các điều kiện và tiêu chuẩn khác theo quy định.

Các điều kiện kèm theo:

Đối với sinh viên đạt thành tích học lực xuất sắc và giỏi, để ra trường với các đánh giá năng lực tương đương, ngoài điểm trung bình tích lũy đạt được theo quy định thì có yêu cầu bắt buộc là khối lượng các học phần phải thi lại (Ở điểm F) không vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình học của mỗi sinh viên. Đồng thời sinh viên không vi phạm kỷ luật trong thời gian học. Đảm bảo chất lượng học đồng đều các môn, cũng như tương ứng với số lượng tín chỉ trong khoảng cho phép học của trường.