5 cách trị mụn rộp môi tại nhà đơn giản, an toàn

1Thoa giấm táo

Một nghiên cứu cho thấy khả năng kháng khuẩn, chống viêm của giấm táo ở nồng độ là 25% và điều này có thể giúp giảm tình trạng viêm khi thoa lên các vết mụn rộp ở môi. [1]

Một lưu ý nhỏ là giấm táo có thể gây kích ứng da ở những người mẫn cảm hoặc khi sử dụng với nồng độ đậm đặc.

Bạn nên pha loãng trước khi sử dụng và sau đó chỉ thoa một hoặc hai lần mỗi ngày

2Dùng tinh dầu

Các nghiên cứu đã chứng minh các loại tinh dầu vô cùng hữu hiệu trong việc ức chế virus gây bệnh mụn rộp ở môi nhờ vào tính kháng khuẩn, chống viêm. [2]

Tuy nhiên các loại tinh dầu sử dụng phải đảm bảo độ tinh khiết cao và tránh lẫn tạp chất hoặc bị pha trộn lẫn cồn. [3]

Các loại tinh dầu có giúp điều trị mụn rộp môi bao gồm [4]:

  • Tinh dầu bạc hà.
  • Tinh dầu cỏ xạ hương.
  • Tinh dầu bạch đàn.
  • Tinh dầu hương thảo.
  • Tinh dầu quế.
  • Tinh dầu gừng.
  • Tinh dầu rau kinh giới.
  • Tinh dầu đàn hương.
  • Tinh dầu húng quế.
  • Tinh dầu đinh hương.

Tinh dầu được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị mụn rộp ở môi

3Dùng mật ong

Mật ong được nhiều người biết đến là một loại dược liệu có khả năng giảm viêm và chữa đau dạ dày. Bên cạnh đó, mật ong còn có công dụng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, kháng virus, hiệu quả trong điều trị mụn rộp đã được chứng minh trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng năm 2018. [5]

Rất hay:  5 cách tra cứu bảo hiểm xã hội cho người tham gia BHXH - Ebh.vn

Mật ong Kanuka có thể giúp làm lành vết thương do mụn rộp môi gây ra

4Dùng keo ong

Tương tự như mật ong, keo ong cũng được ong tạo ra nhưng đặc biệt hơn khi thành phần có thêm nhựa cây lá kim hoặc cây thường xuân.

Keo ong có hiệu quả trong việc chữa lành vết thương, tổn thương da khi thoa lên các mụn rộp ở môi. [6]

Thành phần của keo ong có thể thay đổi tùy thuộc nơi ở của ong và những loại cây và hoa mà ong lấy mật.

Vết thương mụn rộp ở môi có thể dịu đi nhờ keo ong

5Dùng tía tô đất

Nghiên cứu năm vào 2008 đã chứng minh thảo dược tía tô đất chứa các hợp chất giống như cinnamic acid, và rosmarinic acid có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus Herpes simplex gây ra mụn rộp. [7]

Tía tô đất có tên khoa học là Melissa officinalis L. có thể giúp để điều trị các tổn thương do Herpes simplex gây nên

Lưu ý: những điều sau khi điều trị mụn rộp môi ở nhà để tránh tình trạng các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Tránh chạm vào vết loét trên môi do tay của bạn chứa rất nhiều vi khuẩn nó có làm vết thương bị viêm.
  • Mụn nước vỡ ra sẽ hình thành vảy, bạn không nên dùng tay tác động lực để cạy lớp vảy này ra vì có thể để lại sẹo.
  • Tránh lạm dụng việc vệ sinh hoặc rửa sạch vết mụn rộp bằng cách chà xát mạnh, hoặc xà phòng, điều đó sẽ gây kích ứng làn da đang tổn thương của bạn.
  • Tránh quan hệ tình dục bằng miệng khi đang bị mụn rộp môi vì các vết phồng rộp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể lây virus gây bệnh.
  • Ăn thức ăn có tính acid như các loại quả cam, quýt,… có thể gây ra cảm giác bỏng rát cho các vết mụn rộp.
Rất hay:  Ma trận nghịch đảo là gì? - Camnangdienmay.net