Cách làm hết nghẹt mũi khi ngủ mà bạn nên biết

Khi bị cảm do thời tiết bạn dễ bị nghẹt mũi khó thở gây khó chịu. Bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ nên làm sao? Bạn có thể khắc phục tình trạng nghẹt mũi về đêm với một số cách trong bài viết dưới đây.

Nghẹt mũi khi nằm ngủ là vì sao?

Nguyên nhân gây ngạt mũi khi ngủ là gì? Nhiều người cho rằng nghẹt mũi là do dịch nhầy tiết ra nhiều gây nghẹt mũi. Đó cũng là một lý do nhưng thực tế là các mạch máu trong mũi bị viêm nhiễm. Khi chúng ta nằm xuống hoặc ngủ, huyết áp sẽ thay đổi. Đồng thời, làm tăng lưu lượng máu phần thân trên của cơ thể, bao gồm cả đầu và lỗ mũi. Tình trạng này có thể làm cho các mạch máu trong mũi sưng, viêm lên nhiều hơn dẫn đến nghẹt mũi khi ngủ.

Cảm lạnh hoặc dị ứng có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn và khiến bạn khó chịu. Tuy nhiên, vẫn có những cách giúp bạn hết nghẹt mũi như sau:

  • Uống nhiều nước để giảm chất nhầy trong mũi và dùng thức ăn dạng nước, mềm như canh, rau luộc, nước trái cây, các loại trà thảo mộc giúp hỗ trợ giảm nghẹt mũi.
  • Bạn nên ăn thức ăn ấm và uống nước ấm để ngăn ngừa mất nước và điều trị nghẹt mũi khi nằm. Hạn chế thức ăn nhiều đường, chất bột vì chúng khiến tình trạng nghẹt mũi nặng hơn. Thay vào đó nên ăn nhiều rau, ngũ cốc,…
  • Đặc biệt, bạn nên tránh sử dụng những chất kích thích như hút thuốc lá, nước hoa, rượu bia vì chúng sẽ khiến mũi bạn cảm thấy khó chịu.
  • Nếu bạn bị nghẹt mũi vào ban đêm, hãy kê gối cao hơn bình thường sao cho cổ và đầu của bạn ở một góc 15 độ so với cơ thể để dịch nhầy không ứ đọng trong mũi gây nghẹt thở.
  • Bạn cũng nên giặt chăn, ga, vỏ gối thường xuyên để giảm bớt bụi bẩn và vi khuẩn gây nghẹt mũi khi ngủ.
  • Tránh uống cà phê sau 2 giờ chiều, vì có tác dụng lợi tiểu nhẹ, nên nếu uống quá nhiều cà phê có thể gây mất nước và chất nhầy trong mũi sẽ trở nên đặc và khó đào thải ra ngoài gây khó khăn khi thở.
  • Súc rửa mũi bằng nước muối, xịt mũi có thể giúp làm sạch chất nhầy và giảm nghẹt mũi vào ban đêm cũng như các triệu chứng liên quan.
  • Massage trị nghẹt mũi vừa hiệu quả và đơn giản như sau: Dùng ngón tay ấn vào điểm giữa hai lông mày trong 1 phút, áp lực xoang trán sẽ được cải thiện làm chứng nghẹt mũi thuyên giảm. Vị trí thứ hai cần massage là dùng tay xoa bóp hai bên cánh mũi để khai thông đường thở, lúc này hỉ mũi sẽ dễ hơn giúp giảm tắc nghẽn mũi. Vị trí thứ ba là giữa môi và mũi, day nhẹ chỗ này có tác dụng giảm sưng mao mạch mũi hiệu quả, từ đó đường thở thông thoáng hơn.
Rất hay:  Cách diệt kiến trong nhà - Tại sao phải diệt kiến?

Cách làm hết nghẹt mũi khi ngủ bằng thuốc

Đối với nghẹt mũi do kích ứng hoặc do bệnh đường hô hấp trên như viêm mũi các cách điều trị trên đều hiệu quả. Nhưng đối với ngạt mũi, khó thở khi ngủ kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt ở những người có bệnh hô hấp nhạy cảm thì việc sử dụng thuốc là cần thiết. Hầu hết loại thuốc được sử dụng để điều trị nghẹt mũi là thuốc không kê đơn. Các bạn có thể dùng thuốc trị chứng nghẹt mũi nói chung và thuốc đặc biệt cho chứng nghẹt mũi khi ngủ như thuốc kháng histamine hoặc thuốc thông mũi dạng xịt.

Nghẹt mũi khi nào cần đến bệnh viện?

Nếu đã sử dụng các phương pháp giảm nghẹt mũi mà các triệu chứng của bệnh vẫn không thuyên giảm, ngược lại còn kéo dài và kèm theo các biểu hiện sau thì cần đến ngay bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp hơn.

  • Chảy nước mũi kéo dài trên 1 tuần, thậm chí 10 ngày.
  • Ngạt mũi kèm theo sốt cao.
  • Ngạt mũi kèm theo đau nhức vùng xoang.
  • Dịch nhầy trong mũi có màu vàng đục, xanh hoặc nâu.
  • Có các bệnh lý sẵn như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
  • Chảy nước mũi dai dẳng sau chấn thương đầu. Đây có thể là cảnh báo bệnh liên quan đến rò rỉ dịch não tủy rất nguy hiểm.
Rất hay:  Hướng Dẫn Lưu File Trong Photoshop Chi Tiết Nhất

Hiện tượng nghẹt mũi khi nằm ngủ cũng là điều hết sức bình thường bạn không nên lo lắng. Tuy nhiên nếu nghẹt mũi ảnh hưởng đến giấc ngủ thì bạn nên giải quyết ngay tình trạng này. Với những cách làm hết nghẹt mũi khi ngủ ở trên rất nên thử vì đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, khi đã áp dụng các biện pháp xử lý trên mà tình trạng ngạt mũi khi ngủ vẫn không được cải thiện hoặc tái phát thường xuyên thì cần đi khám và điều trị bệnh sớm. Tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng, nếu không đáp ứng với thuốc điều trị bình thường thì có thể phải dùng thêm thuốc kháng sinh.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp