9 cách chữa trị táo bón ở trẻ em hữu hiệu mẹ nên áp dụng

Đôi khi, táo bón ở trẻ em lại có thể đi kèm cùng tiêu chảy và khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn. Điều này xảy ra do phân cứng bị mắc kẹt trong trực tràng và phân lỏng dễ dàng trượt qua, đào thải ra ngoài trước.

Tại sao trẻ bị táo bón?

Tại sao trẻ bị táo bón?

Trẻ bị táo bón thường xảy ra khi chất thải hoặc phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa, khiến phân trở nên cứng và khô. Nhiều yếu tố có thể gây táo bón ở trẻ em, bao gồm:

  • Nhịn đi tiêu: Con bạn có thể bỏ qua nhu cầu đi tiêu vì sợ đi vệ sinh hoặc không muốn nghỉ chơi giữa hiệp. Một số trẻ em không chịu đi tiêu ở những nơi công cộng vì các bé thường cho rằng sẽ không thoải mái như khi ở nhà. Bên cạnh đó, khi trẻ đi tiêu, trẻ thường sẽ có cảm giác đau khi rặn do cần phải đào thải phân cứng và lớn. Dần dần, nếu trẻ cảm thấy đau khi đi tiêu, con bạn có thể cố gắng nhịn đi để không phải chịu cảm giác đau đớn này.
  • Tập thói quen đi vệ sinh cho bé sai cách: Nếu cha mẹ bắt đầu tập đi vệ sinh cho bé quá sớm, bé có thể trở nên nổi loạn, không chịu vâng lời và nhịn đi. Nếu việc tập đi vệ sinh trở thành “cuộc chiến” giữa cha mẹ và con cái, thì bé sẽ tự phớt lờ cảm giác muốn đi tiêu. Điều này có thể nhanh chóng trở thành một thói quen vô tình khó thay đổi, tăng nguy cơ trẻ bị táo bón nặng sau này.
  • Chế độ ăn uống: Không đủ chất dinh dưỡng từ trái cây, rau giàu chất xơ hoặc ít có món nước trong chế độ ăn của trẻ có thể khiến trẻ bị táo bón. Một trong những nguyên nhân phổ biến hơn khiến trẻ táo bón là khi bé chuyển từ chế độ ăn dạng lỏng sang chế độ ăn thức ăn dạng rắn.
  • Thay đổi thói quen: Bất kỳ thay đổi nào trong thói quen của con bạn – chẳng hạn như đi du lịch, thời tiết nóng bức hoặc căng thẳng, đều có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của ruột. Trẻ em bị táo bón cũng có nhiều nguy cơ hơn khi bé mới bắt đầu đi học xa nhà.
  • Tác dụng của thuốc: Một số loại thuốc chống trầm cảm và nhiều loại thuốc khác có thể góp phần gây ra tình trạng trẻ em bị táo bón nặng.
  • Di truyền: Những trẻ bị táo bón nếu có người nhà từng mắc triệu chứng trên thì nguy cơ cao bé cũng sẽ bị. Điều này có thể là do các yếu tố di truyền hoặc có thể đến từ các tác nhân bên ngoài nêu trên khiến trẻ bị bón.
Rất hay:  Tính cách người nhóm máu B - ACC GROUP

Cách chữa táo bón ở trẻ em mà cha mẹ nên biết

Trẻ bị táo bón phải làm sao? Một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón của trẻ:

1. Cho con uống nhiều nước để trị táo bón ở trẻ em

Mất nước thường xuyên có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ em. Khi trẻ không đi ngoài được, bạn phải cho bé uống nhiều nước cũng như giữ nước cho cơ thể. Khi con yêu bị táo bón, bạn có thể thử cải thiện tình hình bằng cách cho con uống một ít nước khoáng có gas.