Hướng dẫn kỹ thuật trồng lại đào sau Tết – – huyện Quảng Xương

Kĩ thuật chuẩn bị đất trồng đào

Hiện nay trên địa bàn Huyện Quảng Xương nói riêng và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung vẫn lựa chọn Đào là cây chủ yếu dùng để chơi Tết. Vì vậy, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về người dân trên địa bàn các xã Quảng Trung, Quảng Chính lại nô nức đưa ra những cây đào đủ hình dáng, kích thước để phục vụ bà con trên địa bàn. Đối với người dân kỹ thuật hay cách trồng lại đào sau tết không quá khó, tuy nhiên cũng cần sự tỉ mỉ và chăm sóc kỹ càng.

Chuẩn bị đất trồng

Đào là cây không chịu được úng nên cần chọn đất cao ráo, tháo nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao khoảng 25-30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt.

Trước khi trồng đào có thể dùng các chế phẩm để cho cây đào phát triển rễ như siêu ra rễ, Orgamin hòa với nước sạch theo hướng dẫn trên bao bì để tưới ẩm bầu trước khoảng 10-15 ngày khi trồng đào. Các chế phẩm này có thể giúp cho cây đào sinh trưởng, thúc đẩy ra bộ rễ mới thì khi trồng lại đào sẽ có khả năng sống cao hơn.

Khi chuyển đào ra đất trồng, có thể để đào trong chậu hoa đào cũ nhưng nên thay hỗn hợp đất mới trong bầu với tỉ lệ 3-4 phần đất thì trộn với 1 phần phân hữu cơ.

Rất hay:  Bật Mí Top 20+ tấc là gì [Đánh Giá Cao]

Cắt sửa cành đào

Lúc trồng lấp đất vừa ngang cổ rễ, nện nhẹ đất từ xung quang dồn vào bầu cho chặt, tưới nước đẫm.

Cắt sửa cành

Trồng xong, người trồng cắt ngay cành lần thứ nhất. Lần này cắt thật đau để cành mới phát sinh nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa. Nếu không cắt đau, để cành già, năm tới hoa chỉ có ở phía ngoài đọt cành. Sau đó, mỗi tháng phải cắt nhẹ một vài lần cho đến tháng 6 âm lịch mới thôi. Trong quá trình cắt cần kết hợp tạo hình tán cây.

Bón phân cho cây đào

Bón lót khoảng từ 3-5kg phân hữu cơ/cây tùy vào độ lớn nhỏ của chậu hoa đào. Nên bón phân cho cây đào trong thời gian từ 20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 hàng năm. Bón mỗi cây từ 0.5-1kg NPK trộn với 2ml Siêu phân bón NEB tùy cây lớn, nhỏ, bón cách gốc 30-50cm theo hình chiếu của tán cây, tưới nước đủ ẩm cho đào trong thời kì bón phân để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân và sinh trưởng tốt.

Phòng trừ sâu bệnh

Nếu cây đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá có thể dùng luân phiên các loại thuốc Regent 800WG, Sokupi…

Nếu cây đào có dấu hiệu lở cổ rễ hay đốm lá thì cần dùng Anvil 10EC hat Penac P. Cây đào cũng có thể bị rệp sáp làm hại, có thể dùng Supracide để phòng trừ.

Rất hay:  5 “Bí Kíp” Hữu Ích Chạy Quảng Cáo Facebook Ads Hiệu Quả - Uplevo

Nếu cây đào bị nứt thân xì mủ: Nano cu kết hợp với Steptomycin.

Vì vậy, từ lâu cây Đào đã trở thành loài hoa quen thuộc trong ngày Tết bởi sắc màu tươi mới, mang lại nhiều giá trị. Đặc biệt, đây là loài hoa không yêu cầu quá cao về kĩ thuật, có thể trồng lại qua các năm.