1. Mẫu báo cáo thử việc:
Tải về Mẫu báo cáo thử việc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THỬ VIỆC
Kính gửi:
– Lãnh đạo Công ty….
– Trưởng Phòng/Ban….
– ….
Tôi tên là: ….
Sinh ngày: …
Số CMND/CCCD: … Cấp ngày: … Tại: …
Thời gian thử việc: Từ ngày…tháng…năm…đến ngày…tháng… năm…
Vị trí/Chức vụ trong thời gian thử việc tại Công ty: ….
Phòng/Ban: …
Người hướng dẫn: …
Sau đây, tôi xin báo cáo kết quả các công việc mà tôi đã thực hiện trong thời gian thử việc:
STT Công việc được giao Người giao việc Thời gian yêu cầu hoàn thành công việc Kết quả công việc Ghi chú 1 2 3 4 5
Kết quả cá nhân đạt được trong quá trình thử việc:…
Ý kiến đóng góp, đánh giá của cá nhân về quá trình thử việc tại công ty:…
Mong muốn, nguyện vọng của cá nhân sau quá trình thử việc tại công ty: …
…….., ngày…….. tháng…….. năm……….
NGƯỜI BÁO CÁO
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xem thêm: Không ký hợp đồng lao động khi hết thời gian thử việc
2. Hướng dẫn cách viết báo cáo thử việc:
- Mục Công ty, Phòng/Ban ở góc bên trái: Ghi rõ tên Công ty, Phòng/Ban nơi mà người báo cáo thử việc.
- Mục Kính gửi: Báo cáo thử việc thường sẽ gửi cho lãnh đạo công ty, Trưởng Phòng/Ban quản lý trực tiếp người báo cáo trong thời gian thử việc. Ngoài ra, Báo cáo công việc còn có thể gửi đến cho Trưởng Phòng/Ban khác có liên quan trong thời gian thử việc (nếu có) hoặc Người hướng dẫn.
- Người báo cáo ghi rõ các thông tin cá nhân về họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND hoặc CCCD, ngày cấp, nơi cấp tại các Mục Tôi tên là; Sinh ngày; Số CMND/CCCD.
- Mục Trình độ chuyên môn, kỹ thuật: Ghi rõ trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật. Ví dụ: trung cấp. cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,…
- Mục Thời gian thử việc: Ghi rõ ngày tháng năm bắt đầu thời gian thử việc, ngày tháng năm kết thúc thời gian thử việc. Lưu ý: Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019” thì thời gian thử việc tối đa đối với công việc, chức danh cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên là không quá 60 ngày, đối với công việc, chức danh cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ là không quá 30 ngày, đối với các công việc khác là không quá 6 ngày làm việc.
- Người báo cáo ghi rõ các thông tin về Vị trí/ Chức vụ trong thời gian thử việc tại Công ty, Phòng/Ban nơi thử việc và Người hướng dẫn trong thời gian thử việc (nếu có).
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động thử việc mới nhất 2022
3. Báo cáo thử việc viết sẵn:
Tải về Mẫu báo cáo thử việc viết sẵn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THỬ VIỆC
Kính gửi:
- Lãnh đạo Công ty TNHH ABC
- Trưởng Phòng Hành chính – Nhân sự
- Ông Nguyễn Văn A
Tôi tên là: Trần Thị A
Sinh ngày: 01/01/1990
Số CMND/CCCD: 123456789 Cấp ngày: 01/01/2008 Tại: Công an Tỉnh X
Trình độ chuyên môn, kỹ thuật: Đại học
Thời gian thử việc: Từ ngày 01 tháng 07 năm 2019 đến ngày 01 tháng 09 năm 2019
Vị trí/Chức vụ trong thời gian thử việc tại Công ty: Chuyên viên
Phòng/Ban: Hành chính – Nhân sự
Người hướng dẫn: Ông Nguyễn Văn A
Sau đây, tôi xin báo cáo kết quả các công việc mà tôi đã thực hiện trong thời gian thử việc:
STT Công việc được giao Người giao việc Thời gian yêu cầu hoàn thành công việc Kết quả công việc Ghi chú 1 Lập kế hoạch tuyển dụng lao động tại công ty Nguyễn Văn A 05/07/2019 Hoàn thành 2 …… 3 …… 4 …… 5 ……
Kết quả cá nhân đạt được trong quá trình thử việc:
Qua quá trình thử việc, bản thân đã tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực hành chính – nhân sự, học hỏi thêm được nhiều kỹ năng chuyên môn, kiến thức mới khi làm việc tại Công ty…
Ý kiến đóng góp, đánh giá của cá nhân về quá trình thử việc tại công ty:
Công ty có môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, cởi mở, tích cực…
Mong muốn, nguyện vọng của cá nhân sau quá trình thử việc tại công ty:
Mong muốn có thể được tiếp tục làm việc, gắn bó lâu dài với Công ty để đóng góp toàn bộ khả năng, năng lực của mình cho sự phát triển của Công ty…
Tỉnh X, ngày 01 tháng 09 năm 2019
NGƯỜI BÁO CÁO
(Đã ký)
Trần Thị A
Xem thêm: Thời gian thử việc trong hợp đồng thử việc? Quy định về việc kết thúc thời gian thử việc?
4. Thời gian thử việc người lao động:
Để đảm bảo chất lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng chế độ thử việc trước khi lao động làm việc chính thức tại công ty. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp đã làm sai các quy định của pháp luật về thời gian thử việc, dẫn đến việc xảy ra tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động .
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 cụ thể:
Điều 24. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Điều 25. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Điều 26. Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, trường hợp khi hết thời gian thử việc mà Người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động cho người lao động, người lao động không được thông báo kết quả thử việc mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức
Tuy nhiên pháp luật không có quy định cụ thể trường hợp đương nhiên được làm việc chính thức sẽ tương ứng với loại hợp đồng lao động có xác định thời hạn bao lâu, do đó cần thiết phải căn cứ vào thỏa thuận tại hợp đồng thử việc để biết trường hợp sau khi thử việc đạt yêu cầu thì hai bên sẽ ký hợp đồng lao động loại gì, dùng làm cơ sở xác định trách nhiệm thực hiện hợp đồng lao động đã được xác lập đương nhiên sau thời gian thử việc.
Xem thêm: Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần phải báo trước không?
5. Ký hợp đồng thử việc khi nghỉ có phải thông báo không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em đang thử việc tại FPT Telecom và đến 31/5/2023 này là hết hạn hợp đồng. Hiện tại, gia đình em khó khăn và có việc nên muốn em nghỉ luôn để về quê. Em xin sếp nghỉ thì không được đồng ý và bảo thử việc muốn nghỉ phải báo trước 20 ngày, cho em hỏi như vậy có đúng không? Và trường hợp em bỏ ngang công việc thì có sao không ạ? EM cần được tư vấn gấp ạ. EM xin cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 24 và Điều 25 Bộ luật lao động 2012 về thử việc và thời gian thử việc.
Căn cứ vào quy định trên có thể khẳng định hợp đồng thử việc là hợp đồng được giao kết dựa trên dự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tùy từng ngành nghề và yêu cầu chuyên môn khác nhau mà có thời gian thử việc khác nhau. Tuy nhiên thời gian thử việc cao nhất cũng không được quá 60 ngày. Do thông tin bạn cung cấp chưa cụ thể nên chúng tôi không rõ bạn thử việc trong ngành nghề gì, từ ngày nào và trong thời gian bao lâu để xác định cụ thể thời gian tối đa bạn phải thử việc. Bạn có thể căn cứ vào quy định trên để nhận định xem công ty đã áp dụng thời gian thử việc cho bạn đúng hay chưa để có biện pháp đòi quyền lợi một cách hợp lý. Vấn đề tiền lương khi thử việc cũng sẽ do các bên thỏa thuận với nhau, song tối thiểu phải bằng 85% mức lương của công việc khi làm việc chính thức.
Về việc kết thức thử việc, Khoản 1 Điều 27 Bộ luật lao động 2019 có quy định:
“Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.”
Như vậy, khi thời gian thử việc kết thúc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng với người lao động.
Đối với việc đơn phương chấm dứt thử việc, Khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động 2019 nêu rõ:
“Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.“
Như vậy, nếu bạn kết thúc thử việc trước thời gian thỏa thuận thì bạn không cần báo trước và không phải bồi thường bất cứ khoản nào. Việc công ty yêu cầu bạn thông báo trước 20 ngày là không có căn cứ.