Nguyên liệu làm bánh chưng của các hộ gia đình làng Bờ Đậu về căn bản cũng giống nguyên liệu thường thấy khi gói bánh chưng cổ truyền như: Lá dong, gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, lạt (với bánh chưng cổ truyền thì dùng lạt giang, nhưng ở đây họ dùng dây nilon ), muối, tiêu, đường và một số gia giảm khác. Sản lượng nguyên liệu theo thống kê của làng nghề Bờ Đậu năm 2010 là 300 tấn gạo nếp, 100 tấn đỗ xanh, 80 tấn thịt lợn và hàng vạn tấn lá dong.
Lá dong
Lá dong được người dân mua ở hai nơi quen thuộc là Định Hóa (Thái Nguyên) và chủ yếu ở Chợ Đồn, Chợ Rã, và Na Rì – Bắc Kạn. Đây là những nơi được người dân tin dùng và đặt hàng với số lượng lớn. Nhất là lá dong ở Bắc Kạn với ưu điểm lá dong rừng, to bản, dày và màu xanh đậm. Theo lịch đã hẹn trước cứ khoảng 3 – 4 ngày là có xe ô tô mang hàng vạn chiếc lá
thường thì các hộ lấy khoảng 1000 – 2000 lá dùng trong 2 ngày. Khi được hỏi thì các nghệ nhân nói rằng: họ mua lá dong loại to bản, già và cứng. Nhưng khi quan sát quá trình mua lá dong thì họ lấy hết các loại lá, lá nhỏ, lá to, lá bánh tẻ và lá già. Trong quá trình gói, các lá nhỏ bánh tẻ được cho vào trước bọc lấy gạo, sau đến lớp lá già bản to gói bên ngoài. Việc cho lá to già bên ngoài nhằm mục đích giữ màu xanh tự nhiên của lá, tăng thêm sự hấp dẫn của bánh.Ngoài lá dong, xưa kia họ còn sử dụng hai loại lá khác để gói là lá chuối và lá chít, thậm chí là lá bàng. Nhưng ngày nay với sự phát triển của kinh tế thị trường, vấn đề cung cấp lá dong thường xuyên cho các hộ trong làng cũng được đảm bảo bởi nhiều mối hàng trên Bắc Kạn. Vì bánh chưng Bờ Đậu gói bằng lá dong rừng và luộc bằng nước giếng khoan vùng núi nên về cơ bản mùi vị vẫn mang đặc trưng riêng mà không thể lẫn với hương vị bánh chưng các nơi khác. Trong quá trình thao tác như: rửa lá, vo gạo, luộc bánh…tất cả các khâu trên người dân đều dùng nước giếng khoan hay nguồn nước suối được kéo về bể thông qua hệ thống ống nước của cả làng dài hơn 5km. Theo ông Nguyễn Hải Âu – trưởng ban làng nghề bánh chưng Bờ Đậu: “Đây là
nguồn nước trong lòng núi Cẩm nên rất ngon, sạch, không có hóa chất, luộc bánh sẽ không làm mất đi màu của lá dong” . Theo quy trình gói bánh chưng,
thì cứ một cái bánh phải cần đến 4 cái lá dong to, nhỏ khác nhau. Có những loại bánh nhỏ thì vẫn phải gói bằng số lượng lá như vậy, nhằm đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho bánh (giúp bánh có độ dầy, và vuông khi thành phẩm). Do vậy cứ gói khoảng 200 cái bánh phải cần đến 1000 cái là dong, với giá là 200 nghìn 1000 cái lá dong. Để chuẩn bị làm lá như rửa, tước sống lá, cắt gọn cũng cần đến 2 người trong nửa ngày để chuẩn bị cho gói 200 cái bánh.
Gạo nếp
Gạo nếp được người dân cho biết mua gạo nếp nương trên Bắc Kạn và Định Hóa, nhưng trên thực tế điều tra cho thấy,gạo nếp của cả làng đều do một đại lý gạo ở làng giao cho các hộ. Chủ quán cho biết gạo này được mua ở khắp nơi, thường là ở Nam Định, Thái Bình, Hà Tây cũ, Bắc Giang…chuyển lên. Với người dân thường nói rằng dùng gạo ngon, thơm và đắt tiền để gói,
nhưng các chủ quán dùng gạo loại thường giá khoảng 20 000 đồng, nếu gạo ngon phải từ 25000 – 30.000 đồng.Trong những năm gần đây, theo điều tra của tác giả thì loại gạo nếp mà các hộ dùng để gói là loại 20.000/kg. Theo như chủ hộ Nhà hàng bánh chưng Hán Thoa cho biết: “Từ năm ngoái (tức năm
2011) đến nay, giá gạo nếp, thịt lợn, giá đỗ không tăng. Các cô mua loại gạo 20.000/kg, thịt lợn 50.000/kg, giá đỗ Bắc Ninh là 39.000/kg, lá dong 200.000/ 1000 lá”. Các hộ sản xuất bánh chưng lý giải việc chỉ dùng gạo nếp thường
để gói là vì như vậy họ mới hạ được giá thành của sản phẩm, bánh chưng bán được giá rẻ, hợp lý để khách hàng có thể mua được. Cũng theo một số hộ cho biết, việc dùng gạo nếp ngon, dẻo, thơm để gói thì đòi hỏi phải có kỹ thuật gói và luộc cao thì bánh mới không bị nát. Hơn nữa, đây là loại bánh đại chúng, chỉ cần là bánh chưng, mùi và màu, khuôn mẫu hình vuông hoặc dài thì người dân đã thỏa mãn với sản phẩm mà họ mua rồi. Ngoài nguyên liệu là gạo nếp thường, theo nhiều đơn đặt hàng họ cũng gói bằng gạo nếp cẩm, thường thì loại bánh này do người Tày, Nùng đặt hàng là chủ yếu. Bánh chưng gói bằng gạo nếp cẩm, hình dài, khi cắt ra nhìn rất quyến rũ với màu tím điển hình của gạo cẩm, màu nhân đỗ vàng của đỗ xanh. Bánh chưng gói bằng nếp cẩm hay gạo nếp thông thường cũng có hai loại nhân là nhân ngọt và nhân mặn.Các loại bánh bằng nếp cẩm và bánh chưng gấc là loại bánh không phổ biến ở Bờ Đậu. Nhưng lại khá phổ biến ở làng nghề Tranh Khúc – Hà Nội, vì ở đây đã có những hộ gia đình chuyên sản xuất bánh này do nhu cầu thị trường lớn. Với sự thay đổi về màu sắc và nguyên liệu nên các loại bánh này thường giá thành cao hơn so với bánh chưng thông thường và do vậy bánh làm với số lượng ít. Tuy nhiên, bánh chưng Bờ Đậu lại làm loại bánh đặc trưng khác và bán khá chạy, đó là bánh tét hay bánh chưng Tày, hình trụ dài. Loại bánh này được các cư dân Tày – Nùng ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn mua nhiều được phát âm theo tiếng Tày là “Pẻng moọc”, vì nó là loại bánh chưng đặc trưng trong văn hóa Tày – Nùng. Theo nhiều người
dân thì trong giai đoạn đầu những năm 80 còn dùng cả sắn thay cho gạo nếp để gói bánh chưng, vì lúc này lúa gạo còn chưa thực sự đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày.
Nhân bánh chưng theo truyền thống dân tộc là loại thịt lợn ba chỉ (hay còn gọi là ba dọi), nhưng ngày nay với nhiều sự thay đổi của vùng miền và khẩu vị thì nhân bánh chưng được sử dụng nhiều loại thịt khác nhau. Ví dụ như ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa các chiến sĩ còn sử dụng thịt chó làm nhân bánh chưng3. Sự thay đổi này không làm mất đi tính văn hóa ẩm thực truyền thống của bánh chưng mà còn phong phú hơn. Hiện nay, làng nghề còn làm thêm cả bánh chưng chay. Bánh chưng chay là loại bánh chưng mà làng nghề thường được gói cho các nhà chùa hoặc các gia đình đặt hàng trước dùng để đi lễ. Với loại bánh chưng này giá cả thường cao hơn do các công đoạn làm bánh thường được làm riêng, đơn cử như việc luộc bánh sẽ được luộc riêng một nồi, tránh luộc cùng các bánh mặn có thịt mỡ lợn. Bánh chay vẫn được gói bằng lá dong và gạo nếp, nhưng điều khác biệt là nhân của bánh chay. Nhân bánh chay làm bằng đỗ xanh, mộc nhĩ, thảo quả và các gia giảm thảo mộc khác.
Đối với làng nghề Bờ Đậu, bánh chưng được sử dụng nhiều loại nhân, nhưng nhân điển hình nhất đối với các hộ là thịt lợn. Thịt lợn được mua ở khắp các chợ xung quanh. Thịt để gói cũng không phải là loại thịt ngon. Loại thịt ngon thường được dùng để gói trong dân gian phải là loại lợn ba chỉ, có đủ và đều của thịt nạc và mỡ, nhưng với giá thành thị trường khá cao giao động từ 75 000 – 85 000/kg. Nhiều hộ dân cho biết họ chỉ sử dụng loại thịt giá rẻ khoảng từ 50000 – 55000/ kg. Loại thịt này thường là phần má, cổ hoặc phần thịt sống lưng của con lợn có nhiều mỡ hơn nạc. Người dân quan niệm bánh chưng có thịt nhiều mỡ sẽ ngon và ngậy hơn so với bánh chưng gói nhân thịt nạc thăn, hay thịt mông ăn sẽ bị khô. Điều đặc biệt là nằm ở đặc điểm loại
thịt này là mỡ nhưng lại không bị ngấy như các loại thịt khác. Hơn nữa việc sử dụng thịt nhiều mỡ để gói sẽ hạ được giá thành sản phẩm. Ngoài thịt lợn ra, nhiều khi người ta còn sử dụng đến thịt gà, thịt bò để làm nhân, tùy theo đơn đặt của từng khách hàng. Cũng có khi họ gói bằng nhân ngọt chỉ có đỗ xanh và đường, và bánh không có nhân người ta gọi là “bánh chay”. Nhân thịt lợn đã được luộc chín và thái to bản bằng bốn đầu ngón tay chụm lại, dày cỡ chừng 0,5 cm. Đỗ xanh cũng được luộc chín lên, rồi dùng một loại muôi to nén xuống cho hạt đậu nhuyễn ra. Sau đó, người ta nắm nhân thành từng nắm to bằng “nắm đấm” bao gồm cả đỗ xanh và thịt lợn, với khâu này để chuẩn bị gói khoảng 200 cái cũng mất cả buổi sáng làm để đầu giờ chiều có nhân để gói bánh. Trong dân gian và làng nghề Tranh Khúc lại dùng thịt lợn sống để gói bánh chưng chứ không phải bằng thịt lợn chín như kiểu Bờ Đậu. Làng Tranh Khúc cũng dùng loại thịt là lấy ra từ thủ lợn – loại thịt nhiều mỡ hơn nạc. Với cách cho nhân thịt vào bánh khi gói, làng nghề Bờ Đậu cũng khéo léo như làng nghề bánh chưng làng Bạc – Tây Hồ – Hà Nội nổi tiếng với kỹ thuật 10 chữ vàng: “thịt nằm kín trong đỗ, đỗ nằm kín trong gạo4”.
Khi được hỏi về nhân sống và nhân chín của cả thịt lợn và đỗ xanh thì các hộ gia đình làng nghề bánh chưng cho rằng: làm nhân chín sẽ đảm bảo sự nhanh chín hơn của bánh, rút ngắn thời gian luộc bánh. Nhưng các hộ gia đình của làng nghề Tranh Khúc lại cho rằng làm nhân sống thì ăn bánh sẽ đậm đà hơn so với việc luộc chín thịt lợn sau đó mới gói. Trên thực tế, theo quan sát và thử nghiệm cả hai loại bánh chưng sử dụng cách làm nhân khác nhau nhưng chất lượng và mùi vị bánh vẫn không khác xa nhau lắm. Kinh nghiệm muốn bánh được để lâu và tránh ôi thiu nhanh thì khi gói bánh tuyệt đối không cho nước mắm vào ướp với nhân bánh, và khi gói thì nhân bánh phải nằm trong phần gạo nếp.
Top 20 nguyên liệu của bánh chưng viết bởi Cosy
Công thức chuẩn làm Bánh Chưng Xanh ít người biết – UniSpice
- Tác giả: unispice.vn
- Ngày đăng: 07/18/2022
- Đánh giá: 4.74 (253 vote)
- Tóm tắt: Nguyên liệu làm 5 đến 6 chiếc bánh · 1,5kg gạo nếp ngon · 0,5kg đỗ xanh · 0,5 kg thịt ba chỉ · Lá dong, lạt buộc · Muối, đường, bột tiêu đen, hạt nêm, bột thảo quả.
Cách Làm Bánh Chưng Ngon & Chuẩn Nhất 2023
- Tác giả: thatlangon.com
- Ngày đăng: 01/13/2023
- Đánh giá: 4.49 (204 vote)
- Tóm tắt: Nguyên liệu làm bánh chưng rất đơn giản, gia vị cơ bản chỉ cần muối và tiêu. Vì thế, độ ngon của nguyên liệu sẽ quyết định phần lớn chất lượng bánh.
Cách làm bánh chưng chuẩn vị cho ngày Tết Nguyên đán 2023
- Tác giả: moitruongvadothi.vn
- Ngày đăng: 07/11/2022
- Đánh giá: 4.28 (463 vote)
- Tóm tắt: Nguyên liệu làm Bánh chưng (Cho 5 cái bánh chưng). Nếp 650 gr; Đậu xanh không vỏ 400 gr; Thịt ba chỉ heo 300 gr; Lá dong (có thể thêm lá …
- Nội Dung: Còn nếu dùng nồi áp suất, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại, …
Cách làm bánh chưng đen ngon độc lạ mang hương vị riêng
- Tác giả: yummyday.vn
- Ngày đăng: 02/04/2023
- Đánh giá: 4.1 (598 vote)
- Tóm tắt: Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món bánh chưng đen · Tro rơm nếp · Gạo nếp cái hoa vàng · Thịt ba chỉ · Đậu xanh bóc vỏ · Thảo quả khô · Lá dong · Dây lạt cột bánh · Gia …
- Nội Dung: Bánh chưng đen có lẽ đã bao giờ bạn nghe đến món ăn lạ lẫm này chưa? Chắc chắn bạn không nghe nhầm đâu vì đây là một món ăn đặc sản, không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người dân tộc Tày ở vùng Bắc Hà (Lạng Sơn) đấy. Vậy thì bánh chưng đen có …
3 cách làm nhân đậu bánh chưng ngon gọi Tết yêu thương về
- Tác giả: yeutre.vn
- Ngày đăng: 06/06/2022
- Đánh giá: 3.95 (254 vote)
- Tóm tắt: Nguyên liệu làm bánh chưng nhân đậu xanh chay với hạt sen; 2.2. … Vỏ nếp của bánh dẻo kết hợp với nhân đậu bùi bùi tạo cảm giác ngon miệng …
- Nội Dung: Hương vị gấc ngọt, thơm cung cấp vitamin A và C giúp sáng mắt và làm đẹp da. Theo quan niệm của người Việt, màu đỏ hoặc cam tượng trưng cho sự may mắn. Sắc cam đặc trưng của gấc được sử dụng nhiều trong chế biến món ngon vị ngọt, như: nấu xôi, tạo …
Bánh chưng – Biểu tượng truyền thống ẩm thực ngày Tết Việt Nam
- Tác giả: cet.edu.vn
- Ngày đăng: 12/10/2022
- Đánh giá: 3.65 (540 vote)
- Tóm tắt: Ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt · Nguồn gốc ra đời của bánh chưng · Nguyên liệu làm bánh chưng ngon ngày Tết · Cách làm bánh chưng đơn …
- Nội Dung: Trong khi các hoàng tử khác đua nhau đi tìm của ngon, vật lạ thì chỉ có Lang Liêu vì mẹ mất sớm, gia cảnh khó khăn nên lo lắng không biết chuẩn bị gì. Sau một đêm nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo …
Dạy Pha Chế Trà Sữa Cà Phê Kem
- Tác giả: phache.com.vn
- Ngày đăng: 07/26/2022
- Đánh giá: 3.52 (511 vote)
- Tóm tắt: Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách gói bánh chưng bằng tay và bằng khuôn giúp bạn có những chiếc bánh chưng thật ngon, đẹp cho ngày Tết. Nguyên liệu …
- Nội Dung: 3. Gạo nếp: Chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng, đãi sạch sạn, vớt ra để ráo nước trước khi gói bánh. Mỗi chiếc …
Cách làm bánh chưng xanh ngày Tết
- Tác giả: coupletx.com
- Ngày đăng: 09/22/2022
- Đánh giá: 3.33 (290 vote)
- Tóm tắt: Ướp thịt với ít muối, đường, hạt nêm, hạt tiêu, hành tím cho thơm ngon hơn. Một nguyên liệu không bao giờ vắng mặt ở phần nhân bánh chưng chính là đậu xanh. Bạn …
- Nội Dung: Bạn hãy gói hết phần nguyên liệu bên trên thành nhiều chiếc bánh chưng xinh đẹp nhé. Sau đó bạn sẽ xếp những chiếc lá dong còn dư vào đáy nồi lớn, nên cho phần sống lá xuống dưới để tránh bị cháy lớp bánh dưới cùng. Xếp các mặt bánh đẹp vào nhau và …
Chuyên gia chỉ cách gói bánh chưng bảo quản được lâu
- Tác giả: suckhoedoisong.vn
- Ngày đăng: 09/23/2022
- Đánh giá: 3.11 (341 vote)
- Tóm tắt: Ngoài ra nguyên liệu trước khi gói cũng phải được bảo quản tốt, gạo phải được ngâm để ráo nước. Khi luộc bánh xong phải ép hoặc treo ở nơi …
Cách làm bánh chưng đen Lạng Sơn chuẩn vị của người dân xứ Lạng
- Tác giả: tastykitchen.vn
- Ngày đăng: 04/13/2022
- Đánh giá: 2.83 (75 vote)
- Tóm tắt: Bên cạnh đó, hình tròn của bánh là biểu tượng của đất trời. Banh Chung Den Lang Son 3 Nét độc đáo của bánh chưng đen Lạng Sơn là nhờ vào những nguyên liệu đặc …
Cách gói bánh chưng xanh đẹp đón Tết Nguyên đán 2023
- Tác giả: nongsanviet.nongnghiep.vn
- Ngày đăng: 05/25/2022
- Đánh giá: 2.71 (159 vote)
- Tóm tắt: Những ngày lễ, Tết, bà con dân tộc Tày ở Văn Bàn (Lào Cai) chuẩn bị những nguyên liệu ngon nhất Tây Bắc để gói bánh truyền thống. Ẩm thực · Ngày …
- Nội Dung: – B3: Đổ một nửa gạo lên trên trải đều khắp 4 góc. Sau đó, cho 1 phần nhân đậu xanh lên. Cuối cùng, cho nửa gạo nếp còn lại lên trên, phủ kín. Cuộn lá dong lên gói bánh, sau đó bẻ hai đầu cho vuông thành, sắc cạnh. Gói tiếp bằng hai chiếc lá bên …
Cách Làm Bánh Chưng Thơm Ngon, Dẻo Mềm Chuẩn Vị Truyền Thống
- Tác giả: daylambanh.edu.vn
- Ngày đăng: 06/27/2022
- Đánh giá: 2.69 (96 vote)
- Tóm tắt: Nguyên liệu làm bánh · Gạo nếp cái hoa vàng: 400 gram · Đậu xanh tách vỏ: 200 gram · Thịt ba chỉ · Muối: 8 gram · Hạt nêm: 4 gram · Tiêu: 1 gram · Lạt tre mềm: 1 bó …
- Nội Dung: Để bánh chưng dẻo thơm đúng điệu, bạn cần chọn được loại gạo nếp ngon, có mùi thơm nhẹ, tự nhiên, hạt đều, sáng bóng. Không nên mua gạo nếp bị xát quá kỹ vì loại gạo này đã mất vitamin và chỉ nên mua lượng gạo nếp vừa đủ để làm bánh vì gạo nếp để …
Cách làm bánh chưng ngon, năng suất cao cho các cơ sở sản xuất
- Tác giả: thienbinhgroup.com
- Ngày đăng: 05/31/2022
- Đánh giá: 2.52 (173 vote)
- Tóm tắt: Nguyên liệu · Gạo nếp · Thịt ba chỉ (hoặc thịt lợn nửa lạc nửa mỡ) · Đỗ xanh · Lá dong · Lạt tre mềm (hoặc lạt giang) · Lá riềng (hoặc lá dứa) · Hành …
- Nội Dung: Với đỗ xanh, nên chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì bánh sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh sau khi mua về thì xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1 – 2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh và cho vào nồi hấp chín. Khi đỗ chín, dùng muỗng hoặc chao bằng máy xay …
Cách làm bánh Chưng – Thầy Thuốc Việt Nam
- Tác giả: thaythuocvietnam.vn
- Ngày đăng: 11/16/2022
- Đánh giá: 2.42 (87 vote)
- Tóm tắt: Bước 1: Xếp lá bánh · Bước 2: Cho gạo · Bước 3: Đặt nhân bánh · Bước 4: Phủ kín nhân · Bước 5: Gập lá · Bước 6: Buộc lạt.
- Nội Dung: Vẫn giữ chặt lá bánh, luồn 4 dây lạt buộc chéo nhau, vuông góc, vặn dây lạt nhẹ nhàng, đều tay, giấu phần lạt thừa bằng cách cài xuống đáy bánh, hướng mặt phải bánh ra ngoài để tạo hình thức đẹp. Với người gói bánh chưa chắc tay, khi luồn dây lạt do …
2 Cách Gói Bánh Chưng Tết 2023: Vừa Xanh, Vừa Nhanh Lại Vừa Đẹp
- Tác giả: bazantravel.com
- Ngày đăng: 09/04/2022
- Đánh giá: 2.48 (191 vote)
- Tóm tắt: 1.1 Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng · Gạo nếp cái hoa vàng · Đậu xanh · Thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn · Lá dong hoặc lá chuối · 1 bó lạt buộc: …
- Nội Dung: Người ta thường ăn kèm món ngon ngày Tết này với dưa hành hay củ kiệu trong các bữa ăn ngày Tết. Dưa hành, củ kiệu là những món ăn làm giảm bớt độ ngán của bánh chưng. Sự kết hợp hoàn hảo này đã làm bao người con xa xứ phải nhớ, phải ngóng trông mỗi …
Hướng Dẫn 2 Cách Gói Bánh Chưng Mặn – Chay Bằng Khuôn Nhân
- Tác giả: trivietphat.net
- Ngày đăng: 10/24/2022
- Đánh giá: 2.36 (143 vote)
- Tóm tắt: Sơ chế nguyên liệu · Rau ngót rửa sạch, nhặt bỏ lá úa, lá hư rồi mang đi xay nhuyễn lấy nước. · Gạo nếp vo sạch rồi cho vào nước rau ngót, đổ nước ngập mặt nếp và …
Bật mí những nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết
- Tác giả: caodangnauan.com
- Ngày đăng: 02/17/2023
- Đánh giá: 2.24 (162 vote)
- Tóm tắt: Lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ… là nguyên liệu gói bánh chưng rất cơ bản mà nhà nào cũng có trong dịp Tết. Hãy cùng Cao đẳng nấu ăn Hà Nội tìm hiểu nhé.
- Nội Dung: Truớc khi gói bánh, cần ngâm lá vào một chiếc chậu to chừng 30-45 phút, sau đó dùng khăn mềm để cọ rửa cả hai mặt lá cho sạch. Lá rửa xong rồi, dựng lên cho ráo nước. Sau đó dùng khăn khô và sạch lau lá cho thật khô, dùng dao sắc cắt bớt gân lá cho …
Nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết gồm những gì?
- Tác giả: suckhoecong.vn
- Ngày đăng: 04/22/2022
- Đánh giá: 2.03 (161 vote)
- Tóm tắt: Để bánh chưng vừa đẹp, vừa ngon thì việc lựa chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Nguyên liệu gói bánh chưng gồm gạo nếp, lá dong, thịt lợn, đỗ xanh, …
- Nội Dung: Để chiếc bánh chưng được vuông vắn, chắc chắn khi luộc thì lạt cũng là thứ không thể thiếu khi gói bánh chưng. Khi chọn lạt gói bánh chưng bạn nên chọn loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai. Ngoài ra cũng có thể lựa chọn các loại giây những sợi dây …
Cách gói bánh chưng chuẩn vị truyền thống đơn giản
- Tác giả: elipsport.vn
- Ngày đăng: 11/05/2022
- Đánh giá: 1.92 (105 vote)
- Tóm tắt: Lá dong xanh là nguyên liệu dùng để gói bên ngoài nhân của bánh chưng, có tác dụng bọc kín bên ngoài để bảo vệ nguyên liệu bên trong sạch và giữ được hương vị, …
- Nội Dung: Thời buổi bây giờ, chúng ta đếm được mấy ai có cơ hội tự tay gói bánh chưng hay ngồi cùng mẹ trò chuyện canh bếp lửa. Ngày nay hiện đại hơn và sự phát triển cũng đã khiến cho chúng ta quên dần cách gói bánh chưng mà đã dần bị dịch vụ hóa những …
Cách làm bánh chưng thơm ngon, xanh dẻo, đậm đà hương vị Tết
- Tác giả: bachhoaxanh.com
- Ngày đăng: 08/22/2022
- Đánh giá: 1.95 (166 vote)
- Tóm tắt: 1 Nguyên liệu bánh chưng ngon … Nguyên liệu làm nhân bánh chưng ngon … Đầu tiên bạn úp mặt xanh đậm của 1 lá dong xuống theo chiều dọc.
- Nội Dung: Mẹo hay:Cách nấu đỗ gói bánh chưng: Nếu bạn muốn sử dụng đỗ (đậu xanh) chín để gói bánh chưng thì bạn chỉ cần lấy lượng đỗ đã ngâm và nấu đến khi đỗ chín là được. Sau đó bạn lấy nhân đỗ ra và làm bánh như một quy trình bình thường là …