Vậy có cách nào để thức khuya mà vẫn tỉnh táo, minh mẫn để xử lý công việc, bài vở mà không bị cơ thể đình công vào sáng hôm sau ngủ dậy. Nếu bạn có những thắc mắc trên thì hãy theo dõi bài viết dưới đây, nó sẽ giúp bạn tháo gỡ những điều đó.
Luôn trữ sẵn đồ ăn khuya lành mạnh
Bạn có thể nhâm nhi một ít trái cây tươi như cam, quýt, xoài, ổi,… những loại trái cây này chứa lượng vitamin C cao sẽ làm giảm cơn buồn ngủ của bạn, hoặc các loại hạt dinh dưỡng cũng là một gợi ý hay. Nhưng không nên ăn quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến hệ tiêu hoá mệt mỏi, lưu ý không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn nó sẽ gây ức chế hệ thần kinh cũng như các loại bánh ngọt, hay đồ chiên nướng sẽ khiến bạn tăng cân. Hãy lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khoẻ, những bữa ăn nhẹ dưới 200 calo sẽ giảm cơn buồn ngủ mà không làm bạn tăng cân.
Ăn khuya nhẹ với trái cây và hạt dinh dưỡng
Uống trà hay cafe sau bữa tối
Sau buổi ăn tối khoảng 20 phút, bạn có thể pha cho mình một ly trà hay cafe để thưởng thức. Cafein có trong 2 loại đồ uống này giúp bạn tỉnh táo và tập trung tinh thần hơn. Nhưng nhớ là hãy uống sau bữa cơm tối tầm 20 phút, hạn chế uống trễ, vì có nguy cơ khiến bạn thức “ trắng đêm”.
Nhâm nhi một ly cà phê sau bữa ăn tối
Làm việc dưới ánh sáng trắng
Theo các nghiên cứu khoa học thì ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tinh thần của con người, đó là lý do các nhà nghiên cứu hay khuyên chúng ta nên làm việc và học tập dưới ánh sáng trắng hay ánh sáng tự nhiên nó sẽ giúp ta tỉnh táo và tập trung cao độ hơn, cũng như bảo vệ cho đôi mắt của bạn.
Thay đổi chỗ ngồi làm việc, học tập
Thay đổi chỗ ngồi cũng là một cách hiệu quả để làm giảm cơn buồn ngủ, nếu bạn thường xuyên làm việc trong phòng riêng thì giờ có thể chuyển ra phòng khách, hay ngược lại. Cách làm này tạo cảm giác mới mẻ, đánh thức các giác quan,tinh thần của bạn sẽ phấn khích, đánh tan cơn buồn ngủ đang bủa vây. Hãy thử áp dụng xem bạn nhé, biết đâu nó lại hiệu quả bất ngờ với bạn.
Ngủ một giấc ngắn vào buổi trưa và chiều tối
Đây là cách mà các bạn học sinh, sinh viên hay áp dụng khi vào mùa thi, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa hoặc chiều tối sẽ sẽ giúp bạn tái tạo năng lượng, cải thiện sự nhanh nhẹn, nhạy bén về tinh thần đồng thời não bộ sẽ phục hồi sau quãng thời gian làm việc kiệt sức. Cố gắng ngủ một giấc ngắn tầm 30-40 phút sẽ mang hiệu quả cao hơn so với một giấc quá dài.
Giấc ngủ ngắn vào chiều tối sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn
Nghe nhạc không lời
Việc này không cần bàn cãi thêm nữa, một bản nhạc không lời là lời thuốc tuyệt vời nhất, có sức mạnh đánh bay cơn buồn ngủ, tạo năng lượng để bạn giải quyết công việc hiệu quả. Lời khuyên là nên mở các list nhạc không lời, vì nhạc có lời sẽ khiến bạn phân tán tư tưởng đó.
Kích thích khứu giác bằng các loại hoa có mùi hay tinh dầu
Đối với những bạn hay phải thức khuya thì có thể cân nhắc việc trồng hoặc cắm các loại hoa có mùi hương dịu nhẹ như hoa nhài, hoa ly, hoa chi tử,… nó không những kích thích khứu giác giúp bạn sảng khoái, tập trung hơn mà còn có tác dụng lọc không khí, khử các khí độc trong nhà, hoặc thoa một ít tinh dầu vào tay rồi chà xát 2 tay với nhau tầm 3 phút, việc này sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn hẳn đấy.
Trò chuyện với người khác
Khi không chống chọi được với cơn buồn ngủ bằng những cách trên thì bạn có thể tìm một người thân hoặc người bạn nào đó trò chuyện, hỏi thăm sức khỏe, công việc cũng là một cách giúp bạn thức khuya mà không buồn ngủ.
Đánh bay cơn buồn ngủ bằng cách trò chuyện với người khác
Vận động nhẹ nhàng
Ngồi một chỗ làm việc sẽ khiến các bộ phận cơ thể không được vận động làm cơn buồn ngủ dễ ập đến. Hãy đứng dậy, thử các combo vận động như đi bộ quanh nhà hoặc quanh trong tầm 10 phút, làm các động tác thể dục nhẹ nhàng, rửa mặt, hát hò,… sẽ giúp cho cơ bắp được co giãn, lưu thông khí huyết cũng như giải phóng stress bị tồn ứ trong quá trình học tập, làm việc.
Trên đây là 9 cách thức khuya mà không gây buồn ngủ cũng như không mệt mỏi khi sáng hôm sau thức dậy, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng những cách đó để thức khuya thường xuyên, sẽ gây tác hại khôn lường cho sức khỏe cũng như tinh thần bạn, cùng Nhà thuốc Long Châu điểm lại những tác hại của việc thức khuya nhé.
- Làm giảm trí nhớ: Ngủ là thời gian để cơ thể tái tạo năng lượng sau một ngày dài hoạt động, giúp đầu óc minh mẫn hơn và tăng lượng thông tin cần được ghi nhớ, nên dù làm gì đi chăng nữa cũng phải sắp xếp thời gian để ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, càng thức khuya thì trí nhớ của bạn càng suy giảm đáng kể.
- Làm suy giảm hệ miễn dịch: Thức khuya thường xuyên sẽ làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến cơ thể bạn dễ nhiễm các bệnh như cảm cúm, viêm đường hô hấp, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Làm da bị lão hoá: Khi bạn có một thời gian biểu sinh hoạt thiếu khoa học như vậy sẽ làm cho các hoạt động điều tiết các tế bào da bị thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào biểu bì, làm da bị lão hoá sớm, da bị xỉn màu, nếp nhăn, nổi mụn,…
- Làm giảm thị lực: Mắt cũng như cơ thể cần được nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động liên tục, nếu bạn thường xuyên làm việc khuya sẽ khiến cho mắt bị khô, nguy hiểm hơn là gây đau nhức, ngứa, đỏ, thậm chí còn làm giảm thị lực.
- Làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh: Rõ ràng việc thức khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, gây rối loạn tiêu hoá, tim mạch, béo phì, đau đầu, tiểu đường…
Như vậy thức khuya không những làm suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến công việc, học tập làm mọi hoạt động đều kém hiệu quả. Thế nên, hãy cân đối, sắp xếp công việc để được nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp